Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không và cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào ? bạn cần nắm rõ điều này để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Việc điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới có thể ứng dụng những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Tuy nhiên, mỗi kỹ thuật đều phải được chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Cách tốt nhất là bạn nên thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Đặc điểm của sỏi niệu quản 

Niệu quản là cơ quan dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang với cấu tạo hình ống có đường kính chỉ khoảng 2 – 4mm. Tại niệu quản có những vị trí hẹp sinh lý mà sỏi hay bị tắc nghẽn gây nên những tình trạng nguy hiểm như ứ nước bể thận, vô niệu…

Đặc điểm của sỏi niệu quản như thế nào
Đặc điểm của sỏi niệu quản như thế nào

Sỏi niệu quản hầu hết là do sỏi thận rơi xuống vùng niệu quản và bị tắc nghẽn tại đây. Dựa vào vị trí của viên sỏi mà người ta phân chia chúng ra thành 3 loại: sỏi niệu quản 1/3 trên; 1/3 giữa và 1/3 dưới.

Sỏi niệu quản 1/3 dưới là sỏi nằm tại vị trí đoạn nối giữa niệu quản khi đi vào bàng quang. Có thể thấy rằng, 1/3 dưới là điểm kẹt cuối cùng của niệu quản. Tại đây, nếu sỏi nhỏ, không sắc cạnh, sỏi có thể di chuyển xuống dưới bàng quang và có khả năng được đào thải ra ngoài bằng đường tiểu.

Tuy nhiên, nếu tính chất sỏi cứng, rắn, sỏi có kích thước lớn thì dễ gây tắc nghẽn đường niệu. Khi sỏi không thể tự đào thải thì những biện pháp can thiệp xử lý là vô cùng cần thiết.

Việc điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Với loại sỏi ở vị trí này, các bác sĩ thường chỉ định phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser; tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser hoặc mổ mở lấy sỏi.

Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không ?

Sỏi niệu quản 1/3 dưới hay 1/3 trên đều có thể gây nên những biến chứng khôn lường; nếu không được điều trị kịp thời và chính xác. Tùy vào kích thước, tính chất của sỏi mà mức độ nguy hiểm có thể khác nhau.

Tuy nhiên, sỏi niệu quản về lâu dài không chữa trị đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ mất chức năng thận, suy thận.

Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không ?
Sỏi niệu quản 1/3 dưới có nguy hiểm không ?

Chúng ta cần điều trị bệnh sớm; trước khi có những dấu hiệu chuyển biến xấu hơn. Thay vì chủ quan với bệnh, bạn cần thăm khám sớm để có phác đồ điều trị tốt nhất. Cũng như sỏi niệu quản 1/3 trên và 1/3 giữa; bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 dưới có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Những viên sỏi tích tụ làm chặn dòng chảy của nước tiểu. Dẫn đến tình trạng ứ nước tại thận; ứ nước cả vùng niệu quản phía trên của sỏi. Ứ nước kéo dài khiến đài bể thận bị giãn; chức năng thận bắt đầu suy giảm. Thậm chí bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau quặn thận dữ dội.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Vùng niêm mạc dường niệu dễ bị tổn thương; do sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển. Những vết thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; dẫn đến viêm nhiễm đường niệu.
  • Suy thận: Bệnh nhân có thể bị suy thận cấp, suy thận mạn, tình trạng vô niệu xảy ra. Đồng thời, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó phục hồi.

Những phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới

Thực tế, điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới sẽ có những chỉ đinh riêng. Bởi lẽ, vị trí của viên sỏi cũng chính là một trong những yếu tố chính; quyết định phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, kích thước sỏi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân… cũng là những cơ sở để áp dụng phương pháp chữa trị hiệu quả.

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị sỏi niệu quản đơn giản; không can thiệp và không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, điều trị nội khoa chỉ áp dụng với những trường hợp có khả năng đẩy sỏi ra ngoài một cách tự nhiên.

Phương pháp này thường dành cho bệnh nhân có sỏi bé dưới 5 mm; sỏi có hình thuôn, nhẵn, sỏi có khả năng di chuyển tốt.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc điều chỉnh nồng độ khoáng chất trong nước tiểu,… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.

Phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới hiệu quả
Phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới hiệu quả

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Với bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 trên, bác sĩ có thể ứng dụng tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ hoặc tán sỏi qua da. Riêng với vị trí sỏi ở 1/3 dưới và 1/3 giữa; tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser mang lại hiểu quả cao.

Phương pháp hiện đại này có nhiều ưu điểm vượt trội, ít xâm lấn, bảo tồn chức năng thận. Bệnh nhân trong quá trình điều trị ít đau; khả năng phục hồi nhanh và không để lại sẹo sau phẫu thuật.

Tán sỏi qua nội soi niệu quản

Với kỹ thuật này, bác sỹ sẽ sử dụng ống sỏi niệu quản đi từ niệu đạo, qua bàng quang để đến niệu quản và tiếp cận sỏi. Sỏi bị phá vụn bởi lực của khí nén hoặc laser. Sau đó thực hiện quá trình bơm rửa hoặc gắp sỏi ra ngoài.

Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới và 1/3 giữa thường ứng dụng Nội soi niệu quản sử dụng ống soi cứng hay bán cứng. Đây là một phương pháp được thực hiện đơn giản; có thể xử lý được những viên sỏi có kích thước lớn <2 cm, kể cả sỏi san hô.

Phẫu thuật mổ mở

So với những phương pháp phẫu thuật ít can thiệp; thì mổ mở lấy sỏi niệu quản 1/3 dưới sẽ có những nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, trường hợp một số bệnh nhân không đủ điều kiện thực hiện tán sỏi thì đây là giải pháp tốt nhất.

Tuy nhiên, mổ sỏi niệu quản 1/3 dưới thường là tương đối khó và hay có biến chứng. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám bênh từ sớm; để có những phác đồ điều trị đơn giản và hiệu quả hơn.

Chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản 1/3 dưới

Sau khi điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới. Bạn cần lưu ý cách chăm sóc sức khỏe thật tốt; để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Đồng thời, cần phải xử lý những nguyên nhân hình thành sỏi; để phòng tránh nguy cơ bệnh bị tái phát. Dưới đây là những điều bạn cần làm sau khi tán sỏi niệu quản:

  • Nằm nghỉ tại bệnh viện giai đoạn hậu phẫu theo khuyến cáo của bác sỹ để được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bổ sung canxi và sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa
  • Không ăn mặn, không ăn nhiều đường, chất béo có hại
  • Giảm thiểu những món đồ ăn chứa nhiều oxalate ra khỏi bữa ăn hàng ngày
  • Không được nhịn tiểu
  • Tránh xa đồ uống có cồn và các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Có thể thấy sỏi niệu quản 1/3 dưới là một tình trạng bệnh lý đáng lo ngại; nếu để bệnh phát triển quá nặng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy tự bảo vệ bản thân mình bằng lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé.