Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người là do 7 nguyên nhân sau

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là bị làm sao ? Các bậc phụ huynh hãy xem ngay những nguyên nhân sau đây để bảo vệ trẻ tốt nhất nhé.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Làn da của em bé còn rất mỏng manh, rất dễ gặp phải những thương tổn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đang lo lắng không biết da bé bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là bệnh gì ? và có nguy hiểm không ? thì những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn đấy.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là do đâu ?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là do đâu ?

1. Bệnh chàm

Đây là một chứng bệnh rất phổ biến mà các bé thường gặp; bệnh phổ biến nhất ở các bé trong độ tuổi từ 1-5 tháng tuổi.

Khi mắc căn bệnh này, trên da của bé sẽ nổi những vết mẩn đỏ giống như muỗi đốt; chúng xuất hiện nhiều nhất ở hai bên má, quanh miệng, vành tai và mu bàn tay. Có không ít trẻ còn gặp cả biểu hiện dị ứng thường thấy của bệnh hen và viêm mũi.

Đa phần nguồn cơn của chứng bệnh này đến từ việc bé bị dị ứng sữa. Nếu các mẹ chăm sóc trẻ đúng cách, thì những nốt mẩn này sẽ mờ dần và biến mất khi trẻ lớn lên.

Chị em cần lưu ý: trong thời gian đang cho con bú cần tuyệt đối tránh xa những món đồ ăn gây dị ứng. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ; lựa chọn các loại chất tẩy rửa không gây hại đến da bé.

Nên hạn chế sử dụng thuốc hoặc kem bôi ngoài da; chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng và phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

2. Dị ứng là nguyên nhân khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ

Hiện tượng da trẻ xuất hiện mẩn đỏ như muỗi đốt khả năng cao là do trẻ bị dị ứng với thuốc, sữa mẹ, môi trường bên ngoài hay hóa chất… gây ra.

Vấn đề này đã được các chuyên gia da liễu cảnh báo nhiều; đó là làn da của em bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn rất mong manh. Chính vì thế, những tác nhân từ môi trường xung quanh dễ xâm nhập và gây hại.

Đa phần những trường hợp dị ứng đều xảy ra sau khi bé bú ti mẹ; hoặc có tiếp xúc với hóa chất dù chỉ vài phút. Khi đó, vùng miệng và lưỡi của bé có thể bị phù nề, ngứa rát. Cùng lúc đó, khắp người trẻ sẽ nổi lên những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt và ngứa. Nhiều trường hợp, bé còn bị nôn trớ, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

Ngoài ra, các mẹ đang cho con bú nếu lỡ uống thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm hay các loại thuốc có thành phần steroid cũng khiến em bé bị dị ứng. Những hoạt chất có trong thuốc sẽ truyền sang trẻ thông qua đường bú sữa; khiến da trẻ nổi lên những nốt mẩn đỏ, phát ban.

3. Bé nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do mọc răng

Nếu như những nốt mẩn đỏ này xuất hiện ở gần miệng, hai bên má, ở cổ hay cằm… thì khả năng rất cao là do trẻ đang mọc răng đấy.

Lý do là bởi khi bé mọc răng lượng nước dãi sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu các bậc phụ huynh không chú ý vệ sinh cho trẻ thường xuyên; nước dãi sẽ chảy ra xung quanh miệng, tiếp xúc với da mặt, cằm, cổ bé và gây mẩn ngứa, phát ban.

4. Nấm da

Bên cạnh nguyên nhân do mọc răng, bé bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt trên mặt, quanh miệng còn có thể là do nấm da. Đa phần là do trùng nấm men (Candida) gây ra.

Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ làm cho trẻ quấy khóc, khó chịu; làm trẻ bị đau rát miệng, dẫn đến bỏ ăn. Vi khuẩn nấm này không chỉ quanh quẩn ở khu vực miệng, lưỡi của trẻ; mà thậm chí có thể lan rộng ra đường hô hấp dưới như phế quản, phổi.

Nếu như phát hiện ra trẻ bị nấm da, các bậc phụ huynh hãy vệ sinh vùng da tổn thương của trẻ bằng nước muối sinh lý. Sau đó đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn nấm.

Các mẹ nhớ là nhất định không được sử dụng các loại thuốc, kem bôi lên da trẻ; nếu như chưa qua thăm khám và nhận được sự đồng ý của bác sĩ nhé.

5. Mụn kê da khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Theo thống kê, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mụn kê da là rất cao; trong đó phổ biến nhất là các em bé tầm 3 tuần tuổi. Những triệu chứng của trẻ khi mắc bệnh này là vùng da trên trán, má và hai bên thái dương nổi nốt đỏ như muỗi đốt.

Những nốt mụn da kê này lây lan rất nhanh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời; chúng sẽ ngày một đỏ hơn và lan rộng ra vùng da xung quanh.

Da trẻ bị nổi mẩn đỏ do mụn kê da thường xuất hiện trên mặt như trán, má, cằm...
Da trẻ bị nổi mẩn đỏ do mụn kê da thường xuất hiện ở trên mặt như trán, má, cằm…

Về bản chất thì mụn kê xuất hiện không phải do tác nhân bụi bẩn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh đừng nên bôi thuốc gì lên da trẻ nhé. Thay vào đó hãy vệ cá nhân sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày; nhớ là luôn giữ mát cho bé nữa nhé.

Chú ý theo dõi tình hình của bé, nếu sau 1 thời gian những nốt mụn này không có dấu hiệu thuyên giảm. Cha mẹ hãy đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp.

6. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng giai đoạn đầu rất dễ nhầm với các chứng bệnh ngoài da như viêm da hay muỗi đốt; bởi những triệu chứng ban đầu khá là tương đồng với nhau. Trong 1-2 ngày đầu bị mắc tay chân miệng, cơ thể trẻ sẽ nổi lên những nốt mẩn hồng nhỏ chừng vài mm.

Những nốt mụn này dần dần lớn lên rồi trở thành bóng nước. Nó thường xuất hiện phổ biến ở dưới lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng, mông, đầu gối, khuỷu tay.

Nhiều bậc phụ huynh khi nhìn thấy những vết mẩn này còn nghĩ là trẻ bị muỗi đốt nên không để ý. Chỉ tới khi thấy trẻ sốt cao, mệt mỏi, bỏ bữa mới lo lắng cuống cuồng đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

Các bậc phụ huynh cần phải chú ý một số biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ như: trẻ bị sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi; có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy hoặc nôn trớ, không chịu ăn và khóc nhiều.

Lưu ý dành cho các bậc phụ huynh: nhất định không được nặn hoặc chích những nốt mụn này. Đồng thời cũng không được tự ý dùng các loại thuốc, kem bôi ngoài da, hoặc áp dụng những mẹo dân gian khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đó là cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

7. Bệnh mề đay mẩn ngứa

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm virus do nhiễm lạnh, hoặc do tiếp xúc với không khí ô nhiễm; có thể gặp các vấn đề về da liễu, đặc biệt là tình trạng nổi mề đay.

Căn bệnh ngoài da này có những biểu hiện chính là khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ tương tự như vết muỗi đốt; kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn có thể để ý thấy vùng da bị nổi mẩn này sẽ có màu đậm hơn và có phần hơi sưng.

Căn bệnh này tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh; bởi làn da trẻ còn mỏng manh và nhạy cảm. Các bậc phụ huynh cần phải chú ý khi thấy con trẻ có triệu chứng của căn bệnh này.

Bởi nó có thể là tác nhân gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại như sưng phù mao mạch, sốc phản vệ. Dẫn đến tím tái, khó thở vì đường thở bị tắc nghẽn và cần được cấp cứu.

Bệnh nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ thường xuyên tái phát; cản trở quá trình phát triển của bé.

Bên cạnh những lý do đã kể trên đây, cũng không thể loại trừ những nguyên nhân như ghẻ, chấy, rận hoặc bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh gan, thận… gây ra.

Lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Để ngăn ngừa nguy cơ da bé bị nổi mẩn ngứa như vết muỗi đốt; các bậc phụ huynh hãy nhớ lưu lại những điều sau đây nhé:

  • Tắm rửa vệ sinh cho em bé đều đặn, nhất là sau các bữa ăn. Tuyệt đối không được để thức ăn thừa, hoặc nước dãi bám trên da trẻ.
  • Đảm bảo rằng môi trường sinh hoạt xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Nếu phát hiện ra trên da trẻ có vết mẩn đỏ, phụ huynh cần chú ý không để trẻ gãi hay cào vào; bởi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thu xếp đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm để điều trị kịp thời, tránh những nguy hại nhé.

Qua những thông tin trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã nắm được những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt trên da. Chúc em bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé.