Cách vệ sinh rốn khi mang thai như thế nào thì an toàn là điều mà rất nhiều bà bầu quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về băn khoăn này.
Rốn là nơi liên kết giữa cơ thể mẹ và thai nhi trong bụng; do đó bộ phận này cần phải được chú ý vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Nếu đây cũng là điều mà bạn đang thắc mắc; thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao bà bầu phải chú trọng đến vấn đề vệ sinh rốn ?
Trên thực tế, ít ai biết rằng, vùng rốn của mẹ bầu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Bởi nó là nơi liên kết giữa cơ thể mẹ bầu và em bé trong bụng.
Ngoài ra, rốn chính là một huyệt vị duy nhất trên cơ thể con người; mà chúng ta có thể nhìn thấy được và chạm vào được. Chúng đảm nhiệm chức năng liên kết 12 tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng; tứ chi và da thịt gân cốt trên cơ thể.
Điều này sẽ giúp các cơ quan sẽ hoạt động trơn tru, ổn định. Nhờ vậy mà giúp cho cơ thể con người luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, đây lại là bộ phận mà mọi người thường “bỏ qua” khi đi tắm gội. Rốn nếu không được làm sạch thường xuyên và đúng cách thì có thể phát triển mùi hôi khó chịu; thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét.
Đặc biệt, đối với bà bầu, thì việc vệ sinh và chăm sóc rốn lại cần phải được chú trọng hơn nữa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Cách vệ sinh rốn khi mang thai đúng chuẩn mà mẹ bầu cần nắm rõ
Như được chia sẻ ở trên, vùng rốn là một bộ phận quan trọng; đóng vai trò kết nối giữa người mẹ và thai nhi. Do đó, bộ phận cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận.
Nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ có thể thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây viêm nhiễm. Chình vì vậy, bà mẹ cần phải chú ý làm sạch khu vực này mỗi khi tắm.
Trong quá trình mang thai, bụng mẹ bầu có thể sẽ to lên và rốn cũng sẽ dần nhô ra ngoài. Khi đó, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng nước ẩm để lau rửa vùng rốn một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Không nên tác động quá mạnh để tránh gây tổn thương, viêm nhiễm khu vực này.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên dùng khăn sạch lau khô vùng rốn sau khi vệ sinh xong. Đây chính là câu trả lời chính xác cho băn khoăn vệ sinh rốn khi mang thai như thế nào.
Đồng thời, không nên để ổ rốn và vùng bụng tiếp xúc với không khí lạnh trong thời gian dài. Bởi việc làm này sẽ khiến cho các mạch máu tại vùng xương chậu thu lại, khiến khí huyết khó lưu thông. Từ đó, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Một số bộ phận nhạy cảm khác cần vệ sinh khi mang thai
Ngoài vùng rốn, thì các bà mẹ cũng nên chú trọng đến việc vệ sinh những bộ phận khác. Ví dụ như vùng ngực, vùng nách, vùng kín… để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Vệ sinh vùng kín
Trong quá trình mang thai, do sự gia tăng của hormone estrogen và progesterone mà âm đạo sẽ tăng tiết dịch hơn bình thường. Do đó, các mẹ bầu cần phải thay quần lót thường xuyên; tốt nhất là nên thay ngay sau khi đi đại tiện hoặc khi cảm thấy ướt át.
Các mẹ bầu không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo khi vệ sinh; làm sạch từ trước ra sau. Nên vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày. Bởi việc làm này có thể khiến mồ hôi bị tích tụ; làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
Nếu các sản phụ thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường; thì tốt nhất nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra ngay. Để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời; đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Vệ sinh vùng ngực
Việc vệ sinh vùng ngực là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa bệnh viêm tuyến sữa, tắc ống sữa, áp – xe ngực. Mẹ bầu nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm để vệ sinh núm vú; loại bỏ những chất khô tích tụ quanh núm vú.
Đặc biệt, các chị em tuyệt đối không nên thực hiện hành động chà xát; hoặc có tác động mạnh vào ngực và núm vú. Bởi điều này có thể gây ra cảm giác đau đớn; thậm chí dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, các mẹ bầu cần lựa chọn loại áo ngực có kích cỡ phù hợp, không độn. Nên dùng những loại áo được làm từ chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, mặt trong êm ái; để tránh khiến cho nhũ hoa bị kích ứng. Không nên lựa chọn các loại áo lót có gọng kim loại để tránh chèn ép đầu ngực.
Vệ sinh vùng nách
Khi mang thai, vùng nách của sản phụ thường sẽ trở nên sẫm màu hơn và đổ nhiều mồ hôi. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone dẫn đến sự rối loạn chức năng của các tuyến mồ hôi dưới da.
Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể sử dụng phèn chua, chanh, gừng tươi để đánh bay mùi hôi khó chịu. Cách làm này còn giúp cho vùng da dưới cánh tay trở nên sáng mịn hơn.
Các lưu ý quan trọng dành cho các mẹ bầu khi vệ sinh cơ thể
Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách sẽ là việc làm vô cùng cần thiết đối với các sản phụ. Bởi việc làm này sẽ giúp quá trình bài tiết các chất độc ra ngoài cơ thể diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi vệ sinh cơ thể các mẹ cần đặc biệt chú ý đến những nguyên tắc như sau:
Tắm nước ấm
Khi mang thai, thì các chị em nên tắm bằng nước ấm; nhất là vào những ngày trời mùa đông. Việc tắm nước lạnh hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc tắm nước ấm còn thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tắm nước ấm chứ không nên tắm nước quá nóng. Bởi việc tắm nước nóng sẽ khiến thân nhiệt cố thể tăng cao; từ đó gây cản trở quá trình vận chuyển oxy cho thai nhi. Điều này cũng đồng thời làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Nên tắm bằng vòi hoa sen
Các chị em đang mang thai nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn. Việc ngâm cơ thể trong nước quá lâu sẽ tạo cơ hội cho các loại mầm bệnh xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm. Từ đó, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi; thậm chí dẫn đến sinh non.
Không nên tắm quá lâu
Các mẹ bầu chỉ nên tắm tối đa 15 phút mỗi lần, không nên tắm quá lâu. Bởi việc tắm lâu sẽ khiến các mao mạch bị giãn ra; lượng máu đồ về não và cuống rốn bị giảm đi. Từ đó, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe; đặc biệt là hệ thống thần kinh của thai nhi.
Không nên tắm ngay sau khi ăn no
Các mẹ bầu tuyệt đối không nên tắm sau khi ăn no. Việc tắm khi no sẽ làm các mạch máu trong cơ thể giãn ra, máu sẽ phải đổ về da và các mô dưới da; lượng máu lưu thông đến đường ruột bị giảm xuống.
Từ đó, khiến quá trình tiêu hóa bị trì hoãn chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn. Vấn đề trên chính là nguyên nhân gây nên những triệu chứng bất thường về tiêu hóa như: đầy hơi, nôn mửa, ợ chua,…
Tốt nhất là mẹ bầu nên tắm trước khi ăn; hoặc chờ đợi ít nhất từ 2-3 tiếng rồi mới đi tắm.
Sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho bà bầu
Hiện nay, có rất nhiều loại sữa tắm có chứa thành phần không tốt cho bà bầu; có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Do đó, các mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa tắm an toàn với phụ nữ mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đó là tất cả những thông tin về cách vệ sinh rốn khi mang thai mà Tuti Health muốn gửi đến các bà bầu. Mong rằng qua bài viết trên đây, các mẹ có thể biết được nên vệ sinh vùng rốn như thế nào thì an toàn và đúng chuẩn. Chúc chị em có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.