Cảm xúc của người mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, việc khóc nhiều khi mang thai là một điều thực sự không tốt. Dù biết điều đó nhưng rất nhiều mẹ bầu vẫn không kìm nén được cảm xúc của mình. Bạn đã từng bao giờ đặt câu hỏi, vì lý do gì mà bà bầu hay khóc không ?
Bà bầu hay khóc do nội tiết tố nữ tăng cao
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố nữ của người phụ nữ sẽ tăng vọt lên một cách đột ngột. Đó chính là lý do khiến chị em trở nên nhạy cảm và nghĩ ngợi nhiều hơn trong thai kỳ. Tính khí cũng vì thế mà thất thường; dễ chảy nước mắt vì những chuyện tưởng chừng rất nhỏ.
Tâm sự của bà bầu về bản thân
Mang thai là một điều kỳ diệu và thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Dẫu vậy, sự lớn lên từng ngày của thai nhi cũng khiến cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều.
Từ một cô gái thon thả xinh đẹp, chỉ sau vài tháng đã tăng hàng chục cân. Làn da trở nên xấu xí, chi chít nốt mụn; rồi bị cả rạn da, nám sạm da, gân xanh gân đỏ nổi đầy trên má. Những sự thay đổi quá nhanh chóng của bản thân khiến các nàng trở nên tự ti; từ đó dẫn đến việc mẹ bầu khóc nhiều.
Bà bầu hay suy nghĩ tiêu cực
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau; người mẹ phải trải qua rất nhiều cảm xúc lẫn lộn. Từ cảm giác tủi thân, phiền muộn cho đến lo lắng…
Việc phải đối diện với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực; chính là nguyên nhân làm cho mẹ bầu trở lên nhạy cảm, khóc nhiều khi mang thai.
Bà bầu hay lo lắng về con
Nỗi lo lắng về các bất thường trong thai kì như nước ối không trong; hoặc tình trạng sức khỏe của thai nhi… Khiến tâm trạng người mẹ trở nên bất ổn.
Lúc này, chị em thường có xu hướng nghĩ ngợi nhiều về bản thân và em bé trong bụng. Điều này làm tăng thêm sự lo lắng, bất an với các mẹ; khiến bà bầu hay khóc do cảm thấy bất lực về tình trạng sức khỏe của con.
Mẹ bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không
Thông thường, việc khóc nhiều đã gây ra vô số tác hại cho sức khỏe của bạn. Như việc tạo thành quầng thâm quanh mắt, cơ thể thiếu sức sống, hại da; ảnh hưởng đến tâm trạng, ít nói chuyện…
Tuy nhiên, khóc nhiều khi mang thai còn gây ra nhiều nguy hại hơn nữa. Là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh lý thai nhi.
Thai nhi kém phát triển
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Theo thống kê, tỉ lệ em bé sinh ra bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng… ở các mẹ hay khóc cao hơn nhiều lần; so các mẹ có cảm xúc bình thường.
Nguyên nhân là vì nếu các mẹ khóc nhiều; việc lưu truyền oxy tới thai nhi sẽ kém và chậm hơn. Khi đó thai nhi sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để phát triển.
Khóc nhiều thể hiện tâm trạng của người mẹ đang không tốt. Rất dễ rơi vào tình trạng chán ăn, bỏ bữa, ăn uống qua loa; lại thêm cả việc không vận động mấy. Điều này sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bị gián đoạn; không thể bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho em bé trong bụng.
Tất cả những điều trên sẽ dẫn đến việc thai nhi kém phát triển; hệ xương khớp không khỏe mạnh.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ
Những hành động, cảm xúc của người mẹ thường ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong khi mang thai nếu người mẹ hay khóc, hay tức giận, chửi bới mọi người xung quanh; không chỉ làm cho chính mẹ bị tổn thương. Mà nó còn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của thai nhi; khiến đứa nhỏ sau khi trào đời dễ bị trầm cảm.
Bà bầu hay khóc khiến bé sinh ra khó nuôi
Đứa con được mẹ rứt ruột đẻ ra cũng mang nhiều tính cách giống mẹ. Bởi vậy, em bé được sinh ra bởi người mẹ khóc nhiều; cũng mỏng manh mít ướt hơn so với các cô cậu bé cùng trang lứa.
Ngoài ra, những đứa trẻ này thường sẽ có tính cách khá rụt rè, nhút nhát. Chúng thường sống thu mình lại, cách xa đám đông, hay buồn vu vơ; và đặc biệt là rất dễ cáu gắt khi bị người khác nhắc nhở.
Mẹ bầu khóc nhiều khiến trẻ ra đời bị chậm nói
Nhiều trường hợp đứa trẻ ra đời bị chậm nói hơn mà phụ huynh không tìm ra nguyên nhân từ đâu. Tình trạng này nhiều lúc xuất hiện ngay từ khi em bé ở trong bụng mẹ. Do bà bầu khóc quá nhiều khiến trẻ bị trầm cảm, dễ khóc và không thích giao tiếp; ít nói, biết nói chậm hơn so với độ tuổi của mình.
Trẻ dễ bị tự kỷ hoặc tăng động
Việc mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai cũng vô tình khiến cho thai nhi trong bụng có cảm giác bị cô lập. Từ đó, trẻ dễ bị kích động, và thường có những phản ứng thái quá trước lời nói từ mọi người xung quanh
Rối loạn Hormone giới tính ở trẻ
Bất kể đứa trẻ trong bụng bạn là con trai hay con gái; thì việc khóc nhiều khi mang thai cũng sẽ khiến hormone giới tính của trẻ bị biến đổi. Điều này gây ra nhiều phiền toái cho trẻ khi ra đời.
Bà bầu hay khóc phải làm sao
Ai cũng biết rằng 9 tháng 10 ngày mang thai là quá trình rất gian nan. Người mẹ không chỉ phải chịu sự thay đổi về ngoại hình; mà cảm xúc và suy nghĩ của chị em cũng trở nên thất thường.
Bởi vậy, việc các mẹ hay khóc khi mang thai nhiều lúc cũng là rất bình thường. Thế nhưng, nếu như để bà bầu khóc quá nhiều sẽ gây ra những tác hại như trên. Thậm chí, trong lúc tâm chí bất ổn, các mẹ có thể có những hành động nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
Để tránh xảy ra những điều không mong muốn; cả mẹ bầu lẫn người chồng và gia đình phải cùng nhau thực hiện các việc sau:
Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với mẹ bầu
Người chồng và gia đình cần phải hiểu rằng, một khi bà bầu khóc; là khi đó các mẹ đang cảm thấy rât cô đơn, tủi thân và lạc lõng. Lúc này, việc gia đình người thân ở bên động viên, trò chuyện, tâm sự với mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng.
Hãy lựa chọn một chủ đề nào đó thật vui vẻ, tạo được sự hào hứng; để giúp cảm xúc của bà bầu được tốt hơn.
Bà bầu hay khóc nên đi dạo thường xuyên
Càng về cuối của thai kỳ thì các mẹ bầu lại càng ngại đi lại vận động hơn; bởi khi đó thai đã lớn và trở nên nặng nề. Thế nhưng, các mẹ hãy cố gắng dành chút thời gian mỗi ngày để đi dạo nhé.
Bởi việc thường xuyên đi lại, tập luyện nhẹ nhàng; như đi bộ, đi bơi, tập yoga cực kỳ có lợi cho bà bầu. Đặc biệt là các mẹ hay khóc nhiều.
Bà bầu hay khóc nên gặp gỡ bạn bè nhiều hơn
Việc gặp gỡ bạn bè, ngồi cà phê chém gió, nghe nhạc; hay cùng những người bạn của mình tham gia các hoạt động tập thể cũng là việc làm rất tốt cho cả mẹ và bé.
Không những giúp tâm trạng của các mẹ trở nên thoải mái hơn; mà em bé trong bụng cũng phát triển khỏe mạnh.
Tập quen với việc làm mẹ
Việc gia đình đón thêm một thành viên mới; chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của người phụ nữ bị xáo trộn đôi chút. Nhiều chị em làm mẹ khi còn rất trẻ; hoặc trước giờ chú tâm nhiều cho công việc. Bỗng một ngày phải thay đổi, suy nghĩ lo lắng cho con mình nhiều hơn; chắc chắn sẽ chịu rất nhiều áp lực.
Ngay từ trong thời gian mang thai, các chị em cần làm quen dần với việc có một sinh linh nhỏ đang dần trưởng thành trong mình. Hãy dành thời gian nghe nhạc, trò chuyện nhiều hơn với bé; điều này sẽ giúp tình cảm mẹ và bé thêm khăng khít hơn.
Bổ sung đủ chất cho bà bầu hay khóc
Dinh dưỡng dành cho bà bầu rất quan trọng, bởi bà bầu không chỉ ăn cho mình mà còn để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng nữa.
Việc xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp, khoa học; không những giúp bổ sung chất dinh dưỡng. Mà cảm xúc của các chị em cũng tốt hơn rất nhiều.
Đối với các mẹ bầu yêu thích ẩm thực; đây là cơ hội không thể tốt hơn để thể hiện tài nấu nướng của mình.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được việc bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không rồi đúng không nào. Bất kể là trong hoàn cảnh nào và dùng cách gì; chị em cũng hãy biến hơn 9 tháng mang thai trở thành quãng thời gian tươi đẹp và hạnh phúc nhất. Đừng để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nhé.