Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh có ảnh hưởng gì không ?

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây nên.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cục thịt lồi ở cửa mình có thể nhắc tới như: chứng sa tử cung, polyp tử cung, rối loạn nội tiết,… Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Chúng ta hãy cùng các bác sĩ chuyện khoa đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là bệnh gì

Cục thịt dư sau khi sinh là hiện tượng mà khá nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phổ biến như sau: 

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là bệnh gì ?
Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh là bệnh gì ?

Sa tử cung

Chị em bị sa tử cung lúc sinh là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng lồi cục thịt ở cửa mình. Sa tử cung xuất hiện ở những phụ nữ sinh thường nhiều hơn là sinh mổ.

Điều này là do trong quá trình rặn đẻ, phần tử cung bị sa xuống; kết hợp cùng một vài yếu tố như làm việc nặng nhọc, quan hệ trở lại sớm… khiến cục thịt xuất hiện. Bạn có thể cảm nhận rõ điều này với mỗi lần vệ sinh vùng kín.

Polyp tử cung hoặc phì đại niêm mạc tử cung

Polyp tử cung hoặc phì đại niêm mạc tử cung do những rối loạn nội tiết bên trong cơ thể lúc sinh nở gây nên. Cũng có thể bạn đã mắc phải căn bệnh này từ trước hoặc trong thời gian có thai. Nhưng chỉ đến sau khi sinh đẻ thì dấu hiệu này mới trở nên rõ ràng và bạn có thể cảm nhận thấy được.

Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân làm lồi cục thịt thừa ở cửa mình sau sinh.

Bẩm sinh

Có không ít trường hợp, người phụ nữ đã có cục thịt bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ đến khi sinh con thì cục thịt này mới lồi ra ngoài.

Biểu hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình sau sinh

Biểu hiện của tình trạng cục thịt lồi ra ở cửa mình còn phải tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mới bị hay đã bị từ lâu. Có xuất hiện những thương tổn khác kèm theo, như sa bàng quang hay trực tràng hay không,…

Từ những điều đó mà sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng như: khó chịu, tức nặng vùng cửa mình, đau bụng dưới nhất là khi đứng,….

Đôi khi, chị em còn có cảm giác như muốn rặn đẻ; bởi các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa xuống dẫn đến xung huyết. Đồng thời, do áp lực của thành bụng dồn xuống dưới vùng đáy chậu vốn đã bị suy yếu; khiến chị em hay bị đau ở vùng thắt lưng.

Với những chị em bị sa tử cung, khối sa thường sẽ nằm ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Thời gian đầu, khối sa có kích thước nhỏ, xuất hiện không rõ và chỉ thường thấy khi chị em lao động nặng hoặc đi lại nhiều. Đến khi nghỉ ngơi khối sa lại thụt vào bên trong âm đạo và bạn có thể tự đẩy lên được.

Càng về sau khối sa sẽ ngày càng phát triển to ra và tình hình trở nên trầm trọng hơn. Lúc này nó sẽ không thể tự đẩy lên trên được nữa. Khi đó, những triệu chứng đau tức nặng bụng dưới sẽ xuất hiện.

Chị em sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng âm đạo và tầng sinh môn. Tình trạng này gây nên những bất tiện trong lao động cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Nếu chị em bị cục thịt lồi ra ở cửa mình kèm theo sa bàng quang thì cũng sẽ gặp một số dấu hiệu khác như: són đái mất kiểm soát (nhất là khi cười to hoặc ho), tiểu khó, tiểu không hết nước,… dẫn đến bàng quang dễ bị viêm nhiễm; do vi khuẩn, vi trùng tích tụ lâu ngày ở niệu đạo không thoát ra được hết.

Bị lồi cục thịt ở cửa mình sau sinh có sao không ?

Trong trường hợp bạn phát hiện cục thịt lồi ở cửa mình sau khi sinh; thì các mẹ nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Cục thịt lòi ra ở cửa mình sau sinh có sao không ?
Cục thịt lòi ra ở cửa mình sau sinh có sao không ?

Chị em cũng không nên thụt rửa âm đạo hay sử dụng các chất tẩy rửa trong thời gian này. Bởi sẽ rất dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Với những trường hợp bị cục thịt thừa bẩm sinh. Tuy không gây hậu quả gì tới sức khỏe; nhưng lại ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày hoặc quá trình sinh hoạt vợ chồng. Thì bạn cũng nên xem xét việc phẫu thuật cắt bỏ.

Cách điều trị cục thịt lồi ở cửa mình sau sinh

Để điệu trị dứt điểm tình trạng thịt lồi ở cửa mình sau sinh; tốt nhất bạn nên tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa phụ khoa để được bác sĩ thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bằng cách kiểm tra âm đạo và tử cung.

Trong khi kiểm tra vùng xương chậu, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chị em thực hiện đông tác rặn khi đi vệ sinh. Để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng mà tình trạng này gây ra.

Quá trình điều trị cục thịt lồi ở cửa mình thường sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định chèn vòng nâng vào âm đạo để hỗ trợ cho các mô bị chảy xệ.

Vòng nâng cao su này sau đó sẽ phải lấy ra theo định kỳ để làm sạch; tránh nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phải được phẫu thuật nội soi ổ bụng.

Những lưu ý cần nhớ trong quá trình điều trị

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chị em cũng nên chăm sóc bản thân kỹ càng hơn. Qua đó giúp rút ngắn quá trình hồi phục và nâng cao sức khỏe:

  • Thực hiên theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không được bỏ ngang giữa chừng.
  • Tăng cường tập luyện các bài tập mà bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sau khi sinh con; để cải thiện sức khỏe, sớm hồi phục chức năng vùng chậu.
  • Hạn chế việc vận động mạnh và tránh ngồi xổm nhiều; nhằm bớt tạo ra áp lực cho vùng bụng dưới.
  • Sắp xếp một chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp cho mẹ sau khi sinh; cùng với đó là giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày để tránh cho âm đạo không bị viêm nhiễm
  • Chủ động đi khám định kỳ thường xuyên để có thể theo dõi tình hình sức khỏe một cách tổng quát.

Phòng tránh cục thịt thừa ở vùng kín

Cục thịt thừa ở vùng kín không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ; mà còn mang đến những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Vậy nên tốt nhất bạn hãy cố gắng phòng ngừa chúng ngay từ đầu. Một số biện pháp phòng tránh cục thịt thừa bạn có thể kể đến như:

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh; hạn chế đến mức tối đa làm những công việc quá sức, lao động mạnh hoặc mang vác vật nặng.
  • Tích cực đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe; điều này sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón sau sinh, giảm áp lực lên vùng chậu.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, hạn chế được chứng táo bón. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày ( 1 – 2l nước) để hỗ trợ hệ tiêu hóa; đồng thời giúp tăng cường lượng sữa tiết ra cho con bú.
  • Giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa ho, cảm sốt. Bởi việc ho sẽ làm vùng chậu bị áp lực, làm tăng nguy cơ dẫn đến sa tử cung. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp chúng tôi cung cấp giúp bạn nằm được thêm thông tin cần thiết. Cũng như biết cách phòng tránh tình trạng bị cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh