Những bài học ý nghĩa và sâu sắc được gửi gắm trong phim Câu Chuyện Đồ Chơi – Toy Story 

Câu chuyện đồ chơi (Toy Story) là loạt phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Pixar. Phim được yêu thích không chỉ bởi nội dung hấp dẫn; mà còn bởi những thông điệp sâu sắc được gửi gắm vào trong đó.

Loạt phim hoạt hình Toy Story – Câu Chuyện Đồ Chơi gồm có 4 phần tất cả. Phần đầu tiên được công chiếu năm 1995, phần 2 vào năm 1999, phần 3 vào năm 2010, và phần cuối ra mắt khán giả năm 2019. Phim được rất nhiều khán giả yêu thích; và cũng được vinh danh nhiều lần trong các giải thưởng điện ảnh danh giá.

Những bài học ý nghĩa và sâu sắc từ loạt phim Câu Chuyện Đồ Chơi (Toy Story)
Những bài học ý nghĩa và sâu sắc từ loạt phim Câu Chuyện Đồ Chơi (Toy Story)

Đối với các fan của phim hoạt hình Pixar, chắc hẳn ai cũng hiểu rằng mỗi tác phẩm của hãng không chỉ có giá trị giải trí đơn thuần. Nó chứa đựng những thông điệp ý nghĩa và những bài học quý giá, được gửi gắm khéo léo trong đó.

Những bài học ý nghĩa và sâu sắc trong phim Câu Chuyện Đồ Chơi 

Toy Story không chỉ là câu chuyện về những đồ chơi; mà còn là bức tranh về tình cảm, sự hy sinh và trưởng thành. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những bài học ý nghĩa trong phim Câu Chuyện Đồ Chơi nhé.

1. Bài học về sự chân thành

Có thể thấy, Andy quả thật là một đứa trẻ vô cùng may mắn. Khi bên cạnh cậu có những người bạn đồ chơi vô cùng chân thành với mình.

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm. Thế nhưng những người bạn đồ chơi ấy vẫn luôn nhớ về Andy; lo sợ rằng cậu sẽ buồn và cố gắng tìm mọi cách để trở về bên cậu.

Toy Story gửi gắm thông điệp về sự chân thành
Toy Story gửi gắm thông điệp về sự chân thành

Trong câu chuyện, Andy hoàn toàn không biết rằng những người bạn đồ chơi của mình cũng có nhận thức, tình cảm và cá tính riêng. Mặc kệ điều này, Andy vẫn dành cho đồ chơi của mình tình cảm chân thành.

Chính sự chân thành ấy đã tạo nên một mối quan hệ vững chắc, đẹp đẽ giữa họ. Bài học rút ra từ đây là: “Trong mọi mối quan hệ, sự chân thành là nền tảng cần thiết để duy trì và phát triển một cách bền vững. Nếu thiếu đi sự chân thành thì sẽ khó bền lâu.”

2. Đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh

Trong mỗi phần phim Câu Chuyện Đồ Chơi (Toy Story), đều xuất hiện những tình huống gian nan, thử thách. Nguy hiểm luôn đe dọa Woody, Buzz Lightyear cùng những người bạn đồ chơi khác.

Đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh
Đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh

Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; thử hỏi họ có thể vượt qua mọi khó khăn nếu thiếu đi sự đoàn kết và hỗ trợ từ những người bạn đồng hành không?

Từ bộ phim này, chúng ta có thể rút ra bài học rằng: “Sức mạnh thực sự nằm ở sự đoàn kết. Khi ta cùng đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo nên một đội ngũ vững mạnh; vượt qua mọi thử thách đầy mạo hiểm của cuộc sống.”

3. Niềm hy vọng và sự lạc quan

Dù sao thì Câu Chuyện Đồ Chơi vẫn là một bộ phim hoạt hình hướng đến đối tượng khán giả chính là trẻ nhỏ. Do đó, những yếu tố hài hước và lạc quan luôn hiện hữu xuyên suốt nội dung phim.

Niềm hi vọng và sự lạc quan
Niềm hi vọng và sự lạc quan

Cũng chính điều này đã truyền tải tới khán giả xem phim niềm tin và hy vọng vào cuộc sống; ngay trong những thời điểm khó khăn nhất. Những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và mọi người xung quanh khi ta giữ vững giữ tinh thần lạc quan và tích cực.

4. Trân trọng những giá trị hiện thực

Toy Story gây ấn tượng với việc biến những món đồ chơi nhỏ bé vô tri; thành những nhân vật có tính cách, tình cảm sâu sắc không khác gì con người.

Hãy nghĩ xem, nếu có một ngày chúng ta tìm thấy lại những món đồ chơi xưa, những vật dụng đã từng bị lãng quên. Điều này chắc chắn sẽ đánh thức những cảm xúc mạnh mẽ và sự hoài niệm về quá khứ trong mỗi người.

Tôn trọng những giá trị hiện thực
Tôn trọng những giá trị hiện thực

Bài học được gửi gắm ở đây không chỉ là về việc trân trọng những món đồ chơi và những người bạn hiện tại; mà còn về giá trị nhân văn sâu sắc của cuộc sống. Nó khuyến khích chúng ta biết quý trọng những kỷ niệm tươi đẹp; những khoảnh khắc tuyệt vời từ tuổi thơ. Những điều đã góp phần tạo nên chúng ta ngày hôm nay.

5. Đôi khi thứ mà một người không biết coi trọng, lại chính là vật báu của người khác

Trong Toy Story 4, ngay từ đầu Forky đã tự nhận mình chỉ là một thứ rác thải. Và cậu cảm thấy chẳng thấy điều gì ý nghĩa gì ngoài việc nằm im trong một xô rác; nơi mà Forky cảm thấy ấm áp và an toàn. Như một lời gọi từ phần tối của cuộc sống.

Đương nhiên là sau đó, Woody đã giúp Forky thay đổi cách nhìn về bản thân. Rằng cậu không chỉ đơn giản là một món đồ bỏ đi; thay vào đó cậu còn là một món đồ chơi vô cùng quan trọng với Bonnie.

Đôi khi thứ mà người này không biết trân trọng, lại là báu vật với người khác
Đôi khi thứ mà người này không biết trân trọng, lại là báu vật với người khác

Như nội dung mà Toy Story 4 đã xây dựng, Forky có mối liên kết chặt chẽ với những thách thức mà Bonnie đang phải đối diện. Và từ đó, cậu đã giúp cô bé mở rộng tầm nhìn của mình.

Câu chuyện về Bonnie và Forky khiến ta liên tưởng đến câu nói: ”Đôi khi thứ mà chúng ta không biết coi trọng, lại chính là vật báu với người khác.”

Cho dù có ai đó cho rằng Forky không phải là một món đồ chơi thực sự và thường bị xem như “thứ rác rưởi”. Nhưng cậu vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với Bonnie. Một điều mà ngay cô bé cũng không thể hiểu rõ được lý do tại sao.

6. Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra

Trong cuộc sống, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi được. Và đôi khi, chúng ta sẽ phải chấp nhận và tập làm quen với điều đó.

Điều này rất đúng với trường hợp của Woody trong Toy Story 4. Anh chàng cao bồi lúc này phải đối mặt với sự thật rằng: cậu không còn là một đồ chơi quan trọng với chủ của mình nữa. Và Woody cần phải đưa ra lựa chọn phù hợp với tình thế lúc này của cậu.

Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra
Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra

Giữa thời điểm cần phải xem xét một sự thay đổi táo bạo trong đời, Woody gặp lại Bo Peep – người yêu của cuộc đời cậu; hiện đang sống như một món đồ chơi thất lạc, khám phá niềm vui tại một lễ hội.

Sự thay đổi của Woody kết thúc một cách tích cực; khi cậu quyết định cũng trở thành một “đồ chơi bị thất lạc” giống như Bo Peep. Được đoàn tụ với người yêu của mình sau thời gian dài cách biệt.

Từ tình huống này, chúng ta thấy rằng “khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”. Đó là lý do tại sao luôn cần lạc quan và tin tưởng vào bản thân; để có thể bước qua mọi thách thức và khám phá những cơ hội mới trong cuộc sống.

Đó là những bài học ý nghĩa từ loạt phim Câu Chuyện Đồ Chơi Toy Story mà mình đã đúc rút ra được. Toy Story như một lời nhắc nhở rằng, dù cho chúng ta có ở đâu, dù cuộc đời có đưa ta đi đâu; quan trọng nhất vẫn là biết trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh, tôn trọng tình bạn và không ngừng tin vào khả năng của bản thân. Cuối cùng, từ Toy Story, chúng ta học được rằng cuộc sống không chỉ là về việc tìm kiếm mục tiêu. Mà còn là về việc tận hưởng những khoảnh khắc đẹp và ý nghĩa trong hành trình của chúng ta.