Uống nước mía khi có kinh nguyệt có tốt hay không ?

Uống nước mía khi có kinh nguyệt được không ? Đang bị hành kinh uống nước mía có tốt không ? Các chị em đọc ngay bài viết này để biết nhé.
Những thay đổi của cơ thể khi bước vào những ngày hành kinh khiến chị em phụ nữ rất mệt mỏi. Vì thế việc bổ sung năng lượng cho chị em lúc này là rất cần thiết. Nhưng bổ sung bằng cách nào ? có nhiều thông tin khuyên nữ giới nên uống nước mía khi đến ngày. Vậy thực hư chuyện này là ra sao ?

Uống nước mía khi có kinh nguyệt có tốt không ? 

Nước mía là một loại nước giải khát thiên nhiên quen thuộc; được nhiều người ưa thích bởi mùi vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, liệu với phụ nữ đến ngày hành kinh có uống được nước mía không ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định là có thể uống bình thường. Thậm chí phụ nữ đến ngày còn nên uống nhiều loại nước này hơn.

Uống nước mía khi có kinh nguyệt có tốt không ?
Uống nước mía khi có kinh nguyệt có tốt không ?

Sở dĩ như vậy là vì tác dụng của nước mía không chỉ nằm trong phạm vi giải khát. Mà còn có thể làm giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da,…

Giảm mệt mỏi

Nhờ chứa một lượng không nhỏ đường glucose; vì thế uống nước mía sẽ giúp cơ thể được nạp thêm nước, và năng lượng. Cảm giác mệt mỏi, khó chịu sẽ đi theo chị em suốt thời gian hành kinh. Chính vì thế, uống một cốc nước mía lúc này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều đấy.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Kali trong nước mía có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn hoạt động ổn định. Bảo vệ dạ dày khỏi nguy cơ bị viêm nhiêm. Phòng tránh táo bón cả trong lúc bình thường lẫn ngày hành kinh.

Đẹp da, ngừa mụn

Chất nhờn trên da của phụ nữ sẽ tiết ra nhiều hơn trong những ngày đèn đỏ. Đó cũng là nguyên nhân khiến da chị em bị mụn trứng cá tấn công.

Uống nước mía khi có kinh nguyệt sẽ giúp bạn giảm thiểu được tình trạng khó chịu này. Nhờ tác dụng của Alpha hydroxy acid (còn được biết đến với cái tên AHA); làn da của bạn sẽ được chăm sóc khỏe mạnh hơn. Độ ẩm trên da được cân bằng, giảm sưng mụn và ít nổi mụn hơn.

Giải độc gan hữu hiệu

Thành phần chất chống ô-xy hóa có trong nước mía sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch; đồng thời phòng chống nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Điều này cực kỳ hữu ích với các bạn gái đến ngày hành kinh; bởi sức đề kháng lúc này bị suy giảm rất nhiều.

Không chỉ có vậy, trong nước mía còn được đánh giá cao nhờ chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Gồm có: đường saccaro, canxi, crom, đồng, magie, kali, kẽm, sắt; các loại vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6,…

Uống nước mía khi có kinh nguyệt cần lưu ý gì ?

Mặc dù những tác dụng của việc uống nước mía khi có kinh nguyệt là đã được khẳng định. Thế nhưng để loại nước này phát huy được hết khả năng của nó thì bạn phải chú ý 1 số điều khi uống nhé:

Uống nước mía khi đến ngày đèn đỏ cần lưu ý điều gì ?
Uống nước mía khi đến ngày đèn đỏ cần lưu ý điều gì ?

Chỉ nên uống một lượng nước mía vừa phải. Nếu uống nhiều quá sẽ dẫn đến tình trạng quá tải; cơ thể sẽ không hấp thu được toàn bộ dưỡng chất trong nước mía.

Chỉ khi được pha chế sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh thì nước mía mới phát huy được những tác dụng của nó. Ngược lại, nếu uống phải nước mía mất vệ sinh; sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng đấy.

Nước mía có tính lạnh cùng với lượng đường cao. Do đó những chị em nào có tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng thì không nên uống loại nước này vào ngày hành kinh nhé.

Khi đến ngày kinh nguyệt, người phụ nữ mất đi một lượng máu không nhỏ. Vì thế hãy cố gắng uống đủ 2l nước mỗi ngày để đỡ mất sức bạn nhé. Hãy đa dạng các loại nước uống lên, ngoài nước lọc, nước mía ra; thì chị em có thể uống thêm nước hoa quả, nước canh… nữa nhé.

Những cơn đau bụng đau lưng là đặc sản không thể thiếu trong những ngày hành kinh. Điều này khiến chị em không thiết ăn uống. Chính vì vậy, uống nước mía khi có kinh nguyệt là cách bổ sung dưỡng chất nhanh chóng cho cơ thể mà các bạn gái nên áp dụng.