Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có nguy hiểm không ?

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có nguy hiểm không ? Nguyên nhân từ đâu gây ra ? Đây là vấn đề mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Trên thực tế, đây có khả năng là biểu hiện gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Việc tìm hiểu kỹ tình trạng này sẽ giúp các bậc phụ huynh bảo vệ trẻ tốt hơn. Phòng tránh được những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng do đâu ? 

Thông thường, những em bé sau khi sinh sẽ được bác sĩ cắt dây rốn. Chỉ giữ lại đoạn gốc dài khoảng 2-3 cm dính trên bụng; hay còn được gọi là cuống rốn.

Sau khoảng 10 – 15 ngày, phần cuống rốn của trẻ sẽ tự động khô và rụng đi. Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp cuống rốn rụng sớm hơn (chỉ sau 5-6 ngày); hoặc rụng chậm hơn (sau khoảng 1 tháng).

Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng do đâu ?
Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng do đâu ?

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng không phải là hiếm gặp. Nó có thể ẩn chữa những vấn đề rất đáng lo ngại. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bất thường này, có thể là do: việc vệ sinh cá nhân cho trẻ chưa sạch sẽ và đúng cách; do u hạt rốn hoặc nặng hơn là rốn bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, rốn trẻ sơ sinh không khô có thể đến từ các nguyên nhân khác như:

  • Tồn tại ống niệu rốn. Khiến cho dịch tiết ở rốn của trẻ sẽ tiết ra nhiều hơn trong lúc đi tiểu.
  • Tồn tại nang rốn ruột. Dẫn đến việc phân của trẻ có thể bị rò rỉ qua đường rốn.
  • Thoát vị cuống rốn nhỏ.

Để phát hiện được nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt; các bác sĩ sẽ phải làm một số xét nghiệm, siêu âm. Qua đó mới kết luận chính xác và có biện pháp xử lý thích hợp được.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có nguy hiểm không ?

Bất cứ đứa trẻ sơ sinh nào sau khi trào đời cũng cần phải cắt dây rốn. Lúc này, vị trí cuống rốn có thể xem là một vết thương hở.

Cộng thêm sức đề kháng yếu ớt của trẻ. Những loại vi khuẩn từ bên ngoài có khả năng tấn công vào vị trí này; nếu các bậc phụ huynh vệ sinh cho trẻ không chu đáo.

Nguy hại từ việc rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Một trong những mối nguy hại lớn nhất có thể xảy ra; khi vùng rốn của trẻ bị vi khuẩn xâm nhập. Đó là rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng vì nhiễm trùng. Với trường hợp này, em bé có thể gặp phải những mối nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Nặng nhất là hoại tử và gây nguy hại đến tính mạng của trẻ.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Còn nếu vùng rốn bị ướt không ảnh hưởng đến việc ăn ngủ của trẻ; thì các bậc phụ huynh đừng quá căng thẳng. Bởi khả năng cao nó chỉ xuất phát từ việc bạn chưa vệ sinh cho bé đúng cách và cẩn thận. Dẫn đến hiện tượng rốn bé không khô được, lâu rụng và lâu lành hơn; có biểu hiện bị ướt do chảy dịch.

Đa phần trước khi rốn của em bé rụng đi, vùng gốc rốn sẽ tiết ra một ít dịch gây ướt. Phần dịch xuất hiện ở rốn này có thể có màu nâu đỏ; vì có thể bị lẫn một chút máu đông ở mặt cắt của gốc rốn.

Nếu chỉ ra dịch màu nâu đỏ thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu nó đi kèm với những biểu hiện bất thường khác như: ra mủ màu xanh hoặc vàng; rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi thối, sưng đỏ xung quanh gốc rốn; có hiện tượng sốt, khóc quấy nhiều… Thì các bậc phụ huynh cần phải đưa bé đi khám, kiểm tra ngay.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần làm đó là quan sát thật kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ. Ghi nhớ tất cả những biểu hiện bất thường xuất hiện ở rốn của bé. Tuyệt đối không được bỏ qua điều gì dù là nhỏ nhất. Báo lại cho bác sĩ chuyên khoa khi đưa trẻ đi khám.

Trong lúc vệ sinh cho bé, nhất định không bôi bất cứ loại thuốc nào; khi chưa nhận được hướng dẫn từ bác sĩ. Thường thì cách vệ sinh tốt và an toàn nhất mà bác sĩ Nhi khoa chỉ định; sẽ là rửa vùng rốn cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh bị ướt
Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh bị ướt

Các bậc phụ huynh sẽ dùng bông thấm nước muối; sau đó lau nhẹ nhàng vòng quanh rốn. Thực hiện đều đặn như vậy khoảng 3-4 lần một ngày.

Sau mỗi lần lau bạn nhớ thấm khô; để giữ cho rốn trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ. Chú ý bảo vệ vùng rốn của trẻ khỏi những cọ xát gây thương tổn. Lúc thay tã cần thao tác thật nhẹ nhàng; tránh những tác động vào vùng rốn của trẻ.

Sau khi rửa rốn cho trẻ bạn có thể áp dụng thêm thuốc làm khô rốn. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ và được hướng dẫn cụ thể mới được phép thực hiện. Chỉ chấm nhẹ thuốc vào vùng rốn; tuyệt đối tránh để thuốc lan ra vùng da xung quanh.

Khi tắm cho trẻ cần che đậy vùng rốn, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước. Nếu không may bị nước bắn vào; các mẹ hãy chuẩn bị một chiếc khăn sạch hoặc bông, gạc để thấm nước. Sau đó phải giữ cho vùng rốn khô ráo.

Lưu ý: Các phụ huynh nhớ rửa tay sạch với xà phòng; trước khi tắm hoặc vệ sinh cho trẻ nhé.

Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh bị ướt rốn

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng. Nếu không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận, đúng cách; có thể gây tình trạng nhiễm trùng. Đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Cách thay băng rốn cho trẻ chính xác nhất
Cách thay băng rốn cho trẻ chính xác nhất

Thay băng rốn là việc mà các bậc phụ huynh cần thực hiện hàng ngày; trong suốt thời gian trẻ đang rụng rốn. Các bạn cần thực hiện các bước thay băng đúng cách; để tránh những ảnh hưởng không đáng có với sức khỏe của bé.

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và lau khô trước khi thay băng rốn cho bé.
  • Thực hiện thao tác tháo băng, quấn băng thật nhẹ nàng; hạn chế những cọ xát mạnh gây thương tổn vùng rốn nhạy cảm của trẻ.
  • Sử dụng cồn 90 độ tẩm vào bông y tế; sau đó thấm bắt đầu từ gốc rốn rồi lan ra xung quanh để sát trùng.
  • Chuẩn bị 1 miếng gạc đặt 1 đầu vào gốc rốn; sau đó từ từ phủ quanh đầu rốn. Tiếp theo, lấy băng sạch quấn quanh rốn trẻ rồi vòng qua ngang bụng.

Những trường hợp cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Khi vệ sinh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tuyệt đối chú ý thực hiện cho đúng cách; từ đó đẩy lùi biểu hiện trẻ sơ sinh bị ướt rốn. Hãy tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra.

Nếu như rốn của bé bị ướt kèm theo hiện tượng chảy dịch vàng suốt cả tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây chính là lúc trẻ rất cần được gặp bác sĩ nhi khoa để được kiểm tra, thăm khám.

Bên cạnh đó, nếu quan sát thấy rốn của em bé có những bất thường sau; các mẹ cũng nên cho trẻ đi viện khám để đảm bảo an toàn:

  • Có nhiều dịch tiết ra từ rốn của trẻ; hoặc xuất hiện mủ ướt, sưng đỏ, chảy máu.
  • Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng kèm theo mùi hôi thối khó chịu.
  • Trẻ bị ướt rốn kèm theo nóng sốt, quấy khóc, không ăn ngủ được như bình thường.

Trẻ sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng tình trạng khá phổ biến; mà nhiều em bé mới sinh gặp phải. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải nắm được những thông tin liên quan; và cách xử lý khi gặp tình huống này. Để chăm sóc em bé tốt nhất; tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Chúc em bé nhà bạn luôn mạnh khỏe!