Đau bụng sau IUI là hiện tượng mà rất nhiều mẹ làm thụ tinh nhân tạo gặp phải. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ và bớt lo lắng hơn về tình trạng này.
Vậy đây có phải là một triệu chứng nguy hiểm không ? và các chị em còn gặp phải bất thường nào khác sau khi bơm tinh trùng IUI không ? hãy cùng Tuti Health tìm hiểu vấn đề này ngay thôi nào.
Phương pháp IUI và những điều cần biết
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI là một trong những biện pháp điều trị vô sinh hiếm muộn được nhiều cặp đôi lựa chọn. Nhờ mức chi phí thực hiện vừa túi tiền và quy trình thực hiện không quá phức tạp.
Quá trình bơm IUI sẽ trải qua các bước lần lượt như sau:
- Kích thích buồng trứng.
- Kích thích phóng noãn.
- Lọc rửa tinh trùng.
- Bơm tinh trùng IUI.
- Thử thai.
Để thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản này, các cặp đôi hiếm muộn cần phải đạt một số điều kiện nhất định về sức khỏe. Những điều kiện đó gồm có:
- Với người vợ: Bình thường, mỗi người phụ nữ có 2 ống dẫn trứng. Và nếu muốn đủ điều kiện thực hiện IUI; người vợ cần tối thiểu có 1 bên ống dẫn trứng hoạt động bình thường.
- Với người chồng: Chất lượng tinh trùng của người chồng cũng cần ở mức đảm bảo. Khả năng di động của tinh trùng cao.
Kinh nghiệm làm IUI thành công cho thấy: Bất kỳ bước nào trong quá trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung cũng có vai trò quan trọng như nhau. Chỉ cần sơ suất nhỏ ở một bước thôi là cả quá trình coi như bỏ đi. Bởi vậy các cặp vợ chồng khi đã tìm đến phương pháp này cần phải chú ý.
Trong suốt thời gian làm thụ tinh; người vợ sẽ gặp rất nhiều những triệu chứng bất thường. Điển hình nhất là tình trạng đau bụng sau IUI; bên cạnh đó có thể bị hoa mắt, chóng mặt…
Những ai được chỉ định làm IUI
- Những trường hợp vợ chồng gặp phải một vấn đề về sức khỏe sinh sản. Khiến người vợ không thể mang thai theo cách bình thường.
- Người vợ bị lạc nội mạc tử cung;
- Do một vấn đề bất thường nào đó ở cổ tử cung;
- Trứng lép, trứng nhỏ hoặc trứng rụng không đều;
- Người chồng gặp các bất thường về tinh trùng. Như tinh trùng ít, khả năng di động của tinh trùng kém; rối loạn xuất tinh, kháng thể kháng tinh trùng….
- Bị hiếm muộn nhưng chưa tìm ra nguyên nhân vì sao.
Đau bụng sau IUI và các bất thường khác
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một kỹ thuật không quá phức tạp; thời gian thực hiện cũng không lâu, không gây nhiều đau đớn. Dẫu vậy, nó cũng đủ khiến chị em mệt mỏi với những biểu hiện bất thường sau IUI.
Chị em nên giữ tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng. Bởi những bất thường dưới đây là điều sẽ xảy ra trong quá trình làm IUI. Khi chúng xuất hiện, bạn hãy giữ bình tĩnh và liên hệ tới bác sĩ trực tiếp thực hiện cho mình để nhận lời khuyên. Trong trường hợp những bất thường này trở nên trầm trọng hơn; hãy tới bệnh viện ngay để được kiểm tra theo dõi nhé.
Nếu bạn đang thắc mắc sau IUI có những triệu chứng gì ? thì chúng sẽ bao gồm:
Đau bụng lâm râm sau IUI
Để có thể bắt đầu các bước bơm tinh trùng; thì trước hết bác sĩ cần phải đưa một loại ống chuyên dụng vào bên trong buồng tử cung của người vợ.
Cũng bởi những tác động của chiếc ống này khi đi vào trong cửa mình của chị em. Mà sau khi hoàn thành quá trình bơm trùng; người vợ có thể gặp phải một số tổn thương gây đau nhẹ ở xung quanh “cô bé”.
Đây là triệu chứng bình thường mà hầu hết các mẹ làm thụ tinh ống nghiệm đều gặp phải. Bạn không có gì phải lo lắng.
Chảy máu nhẹ
Không chỉ xuất hiện triệu chứng đau bụng sau IUI; nhiều chị em còn gặp tình trạng chảy máu nhẹ. Điều này có thể xuất phát từ những tổn thương ở tử cung; vô tình xảy ra trong lúc bác sĩ thao tác.
Nếu chỉ bị ra máu nhẹ, cứ yên tâm nó sẽ hết sau 1 2 ngày. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra quá lớn; bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Có khả năng mang đa thai
Trong thụ tinh nhân tạo, đôi khi người vợ cần phải tiêm thuốc kích trứng rụng; để làm tăng cơ hội mang thai thành công. Do có nhiều trứng cùng rụng một lúc, vì thế khả năng người mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba) là rất có khả năng.
Ngoài những triệu chứng trên, người mẹ còn có thể gặp một số bất thường sau khi bơm IUI khác như: mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút, tiểu nhiều, đau lâm râm bụng dưới, chương bụng….
Nhiều người cho rằng, thai nhi được sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo; thường dễ gặp những dị tật bẩm sinh hơn những đứa trẻ được sinh tự nhiên.
Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ đã lên tiếng khẳng định điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Theo số liệu thu được, dù là thai tự nhiên hay nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật thụ tinh; thì tỉ lệ dị tật thai nhi vẫn nằm trong khoảng 2-4%. Nghĩa là hoàn toàn không có sự chênh lệnh giữa thai tự nhiên và thụ tinh nhân tạo.
Đau bụng sau IUI có nguy hiểm không ?
Không ít chị em lo lắng bởi tình trạng đau bụng sau IUI; vì sợ nó ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây là chuyện hết sức bình thường; và nó không ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai của bạn.
Như đã đề cập ở trên, nhiều chị em cần sự hỗ trợ của thuốc kích rụng trứng khi làm thụ tinh nhân tạo. Để giúp buồng trứng tạo ra những nang trứng chất lượng nhất. Nhiều trường hợp tiêm thuốc kích trứng khiến buồng trứng bị quá kích.
Đau bụng sau IUI là bất thường xảy ra khi buồng trứng bị quá kích. Bên cạnh đó người mẹ còn có thể gặp các triệu chứng khác gồm căng bụng, khó chịu kèm theo mắc ói.
Nếu bạn chỉ bị đau bụng ở mức độ nhẹ và không xuất hiện triệu chứng lạ nào khác. Hãy thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi nhiều hơn; tránh những vận động mạnh. Đừng quên uống nhiều nước và bổ sung thêm những món ăn giàu đạm trong bữa ăn hàng ngày nhé.
Có thể kết luận rằng việc đau bụng sau IUI không phải dấu hiệu nguy hiểm. Nếu quá trình thụ thai thành công; tình trạng căng tức bụng mà người mẹ gặp phải sẽ còn kéo dài lâu hơn.
Tuy nhiên, nếu đau bụng kèm theo những bất thường khác như khó thở, buồn nôn… thì chị em cần chú ý. Tốt nhất hãy liên hệ ngay với bác sĩ thực hiện để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Bơm IUI xong nên làm gì
Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, các mẹ sau khi thực hiện bơm tinh trùng cần phải lưu ý rất nhiều điều. Dưới đây là những việc bạn nên làm sau khi thực hiện quá trình này:
Nghỉ ngơi sau khi bơm
Đây là điều mà bác sĩ sẽ nhắc nhở rất kỹ các mẹ sau khi thực hiện quá trình bơm. Chị em tuyệt đối không được ngồi dậy ngay sau khi bơm IUI; nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình.
Thời gian này, người vợ cần nằm thư giãn tại chỗ khoảng nửa tiếng theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Sau đó mới có thể đi lại bình thường và ra về được.
Chuyện chăn gối
Thông thường, việc quan hệ vợ chồng vẫn được các bác sĩ cho phép; thậm chí nó còn có lợi ích giúp tăng cơ hội thành công hơn.
Dù vậy, nếu người vợ gặp vấn đề đau bụng do kích ứng buồng trứng. Hai vợ chồng nên thận trọng khi quan hệ; để đảm bảo sức khỏe cho chị em.
Giữ tinh thần thoải mái
Các mẹ cần giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái; bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thụ thai và quá trình phát triển của thai nhi.
Đặc biệt là các chị em mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo thì vấn đề tâm lý càng phải đặt lên hàng đầu. Mỗi ngày bạn hãy dành ra cho mình chút thời gian để nghe nhạc thư giãn nhé.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Bất kể là mang thai tự nhiên hay bằng phương pháp hỗ trợ gì; người mẹ cũng cần chú ý đến thực phẩm mình ăn hàng ngày. Bởi bạn phải khỏe thì thai nhi trong bụng mới khỏe được.
Trong thời gian này, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ, phong phú và cân bằng giữa 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất đạm, chất bột đường, chất béo thực vật, Vitamin – khoáng chất.
Cùng với đó, các loại đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích… cũng là chất cấm mà các chị em tuyệt đối không được động vào. Thay vào đó bạn hãy uống nhiều nước lọc hơn.
Vận động nhẹ nhàng
Sau khi bơm IUI, người vợ cần lưu ý đến việc đi lại, hoạt động của mình. Hạn chế tối đa những việc cần vận động mạnh, không nên leo cầu thang nhiều.
Mặc dù vậy, các bác sĩ không hề khuyên bạn nên nằm im 1 chỗ quá nhiều. Bởi nó cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình thụ thai.
Tốt nhất, chị em nên thực hiện một vài động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng. Dĩ nhiên là vận động ở mức nào thì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn nữa. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ thực hiện cho bạn về vấn đề này nhé.
Theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân
Nếu chỉ xuất hiện tình trạng đau bụng lâm râm sau IUI; cũng như một số triệu chứng thường gặp ở trên thì chị em không cần quá lo lắng. Bạn hãy theo dõi tình hình sức khỏe của mình cẩn thận hơn; nếu tình trạng trở nên xấu đi hãy đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, một việc sau IUI nên làm gì tuyệt đối không được quên. Đó là tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Điều này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn cụ thể về sự phát triển của thai nhi hơn. Trong mỗi lần tái khám, các mẹ sẽ được thực hiện siêu âm và một số xét nghiệm cần thiết.
Đó là toàn bộ những thông tin mà Tuti Health muốn gửi đến các bạn; đặc biệt là các cặp vợ chồng đang tiến hành thụ tinh nhân tạo. Hi vọng, đã giúp các bạn trả lời được thắc mắc đau bụng sau IUI có nguy hiểm không. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và sớm đón tin vui nhé.