Có thai uống bò húc được không ? Điều này được hội chị em cực kỳ quan tâm; bởi bò húc là một loại nước tăng lực rất phổ biến hiện nay.
Theo thống kê, có hàng tỉ lon nước nhãn hiệu bò húc được cung cấp ra thị trường mỗi năm. Thức uống này được rất nhiều người ưa chuộng; đương nhiên hội chị em cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, khi đang có thai uống bò húc được không thì lại là chuyện hoàn toàn khác.
Bà bầu uống bò húc có tác hại gì ?
Trước khi kết luận có thai có uống bò húc được không ? Chúng ta hãy điểm qua những tác hại của nước bò húc với phụ nữ mang thai sau đây nhé:
Tăng nguy cơ dị tật thai nhi
Bà bầu uống bò húc, hoặc các loại nước ngọt có ga trong thai kỳ; có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Những ảnh hưởng mà loại thức uống này gây ra chẳng hề kém cạnh kháng sinh liều cao là bao. Do đó, dù có yêu thích loại nước này thế nào; các mẹ bầu cũng phải thận trọng khi uống nhé.
Nguy cơ sinh non và sảy thai cao
Tốc độ chuyển hóa cafein ở bà bầu chậm hơn từ 1,5 – 3,5 lần so với người bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng: mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần nạp 100 mg cafein vào cơ thể; là đã làm tăng nguy cơ sinh non lên 3% rồi đấy.
Uống nhiều bò húc bị béo phì
Uống nhiều nước bò húc khi mang thai sẽ khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao; tác động trực tiếp tới hệ tim mạch. Đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều chứng bệnh đáng lo ngại như đau tim, tiểu đường, béo phì.
Gây nghiện và lạm dụng
Thành phần tạo nên một chai bò húc có cả cafein, là một chất gây nghiện. Vì thế không chỉ bà bầu, mà ngay cả người bình thường; nếu sử dụng nhiều cũng có thể dẫn đến nghiện và lạm dụng.
Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Bà bầu uống bò húc không chỉ khiến tăng cân nhanh; mà nó còn có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Bởi vì thành phần đường hóa học trong bò húc là không hề ít.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Thực tế đã từng có người phải nhập viện vì ngộ độ cafein sau khi uống bò húc. Chất này sẽ tạo ra những xung năng; khiến cho tim phải chịu áp lực lớn. Nếu không kịp thời cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Do đó, những ai gặp vấn đề về tim mạch được cảnh báo không nên uống loại nước tăng lực này.
Mắc các bệnh tim mạch
Hoạt chất natri có trong nước bò húc là không nhỏ chút nào. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều loại chất này; sẽ gây nên những bệnh như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim, đột quỵ… Các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra, uống bò húc làm cho máu dính với các hệ thống máu không bình thường.
Có thai uống bò húc được không ?
Các chuyên gia dinh dưỡng không cấm bà bầu uống bò húc. Thay vào đó chỉ đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng.
Trên thực tế, chưa tìm thấy những ảnh hưởng trực tiếp của nước bò húc với bà bầu. Tuy nhiên, những thành phần có trong loại thức uống này lại gây ra một số tác hại đã kể trên.
Do trong thành phần tạo nên loại thức uống này có nhiều chất không tốt; nguy hiểm nhất đó là đường công nghiệp và cafein. Thậm chí, những người khỏe mạnh bình thường cũng được khuyên không nên sử dụng nhiều; thì bạn có thể tự hiểu bà bầu uống bò húc được không rồi chứ ?
Loại nước này ngoài khả năng tạo cảm giác ngon miệng nhanh chóng; thì không có quá nhiều chất dinh dưỡng. Trong khi đó lại chứa nhiều đường công nghiệp; nếu bà bầu uống nhiều sẽ dẫn đến lười ăn, thiếu chất. Để lâu dài sẽ tác động xấu tới cả mẹ và bé.
Không những vậy, hàm lượng cao caffein trong thức uống này còn làm hạn chế quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này rất không tốt với mẹ bầu; bởi thời gian mang thai người phụ nữ cần phải đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Nếu không sẽ dẫn đến thiếu máu, làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Mặc dù khi có thai uống bò húc là không nên. Thế nhưng đến khi các mẹ chuyển dạ; nhiều bác sĩ vẫn hay khuyên nên uống bò húc. Vậy bạn có biết tại sao bác sĩ lại khuyên bà bầu nên uống bò húc khi chuyển dạ không ?
Vì sao nên uống bò húc khi chuyển dạ ?
Mặc dù bà bầu uống bò húc là không tốt; thế nhưng với bà đẻ thì ngược lại. Lý do là vì loại nước có ga này có các thành phần bao gồm cafein, taurine và đường. Vì thế, sau khi uống loại nước này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể dồi dào năng lượng, dẻo dai và sức chịu đựng tốt hơn.
Khi quá trình chuyển dạ diễn ra; các cơ đau bụng của chị em sẽ ngày một tăng lên. Trong khi đó, khoảng thời gian chuyển dạ này diễn ra khá lâu; trung bình kéo dài từ 5-18 giờ đồng hồ. Chính vì thế, nguồn năng lượng mà cơ thể người mẹ cần tiêu hao sẽ rất lớn.
Do đó, các bác sĩ thường khuyên chị em nên uống một lon bò húc khi chuyển dạ. Nhằm tiếp thêm năng lượng cho cơ thể; để vượt qua khoảng thời gian đầy gian nan này.
Tuy không tốt với phụ nữ mang thai và sinh nở; nhưng chỉ uống 1 lon để việc sinh đẻ dễ dàng hơn thì không có gì nghiêm trọng.
Mẹ sau sinh có được uống bò húc không ?
Các bác sĩ sản phụ khoa khuyên rằng, phụ nữ sau sinh và cho con bú nên tránh xa các loại thức uống có ga, nước tăng lực, trong đó có cả bò húc. Đây là việc làm rất cần thiết, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cơ thể của trẻ sơ sinh cần tốn nhiều thời gian để chuyển hóa cafein hơn ở người trưởng thành. Vì thế, nếu mẹ sau sinh uống bò húc trong khi vẫn đang cho con bú; lượng cafein chưa kịp chuyển hóa sẽ đi theo dòng sữa thoát và hấp thụ vào cơ thể trẻ.
Không những thế, loại nước tăng lực này chủ yếu sử dụng đường hóa học và màu công nghiệp để tạo vị ngọt và màu sắc. Bởi vậy, các mẹ không nên uống bò húc; để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Các mẹ nên kiêng uống bò húc trong 6 tháng đầu sau sinh. Sau đó lại có thể uống bò húc được; tuy nhiên chỉ nên uống sau khi cho con bú 2 tiếng với một lượng vừa phải thôi nhé.
Bên cạnh việc kiêng uống bò húc và các loại nước có ga khác. Các mẹ đang cho con bú cũng cần chú ý tới thực đơn ăn uống hàng ngày:
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
- Loại bỏ những loại thực phẩm có tính hàn như: ngao, ốc, hến, dưa hấu, nước dừa,… ra khỏi thực đơn của mình. Bởi những món ăn này có thể khiến trẻ bị cảm lạnh và tiêu chảy.
- Kiêng ăn dưa muối và những món ăn chua khác.
Đó là toàn bộ những chia sẻ của Tuti Health về việc có thai uống bò húc được không ? Rất mong rằng, chị em sẽ lựa chọn được loại thức uống phù hợp nhất với mình trong thai kỳ.