Bà bầu có nên ăn mận không ? đang mang thai ăn mận có tốt không ? những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu phần nào biết ăn mận sao cho tốt.
Mận là một món khoái khẩu của nhiều chị em, nhưng trong thời gian mang thai việc ăn uống phải chú ý hơn. Chính vì thế, việc bà bầu ăn mận như thế nào tốt cũng là điều chị em cần tìm hiều.
Bà bầu ăn mận có tốt không ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mỗi quả mận có thể chứa tới 30 calo. Bà bầu ăn mận mang tới rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số tác dụng của mận với phụ nữ mang thai:
Ăn mận giúp bổ sung máu cho bà bầu
Mận là một loại trái cây chứa rất nhiều chất sắt. Nhờ đó, bà bầu ăn loại quả này cũng giúp cơ thể được nạp thêm một lượng sắt tự nhiên rất tốt. Giúp bổ máu và phòng chống nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Quả mận cũng rất dồi dào Vitamin C; nhờ đó giúp quá trình tiếp nhận sắt và canxi của cơ thể hiệu quả hơn.
Giảm hấp thụ cholesterol
Sở dĩ khi bạn ăn mận thấy có vị chua, chát là bởi thành phần vitamin C có trong loại quả này. Có thể bạn chưa biết, vitamin C có chứa trong mận có thể đáp ứng tới 10% nhu cầu của cơ thể trong một ngày.
Cũng nhờ tác dụng của loại vitamin này, mà khi bà bầu ăn mận có thể làm giảm hấp thụ những cholesterol xấu. Nhờ vậy mà giảm thiểu được nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, hen suyễn, viêm đa khớp và bảo vệ nướu…
Phòng chống mất nước khi mang thai
Một vấn đề rất đáng lo ngại với bà bầu, đó là tình trạng mất nước khi mang thai. Nếu không xử lý kịp thời nó có thể gây ra những bất thường như đau nhức đầu, chóng mặt.
Thiếu nước ở bà bầu sẽ gây tình trạng thiếu nước ối; tác động rất lớn đến quá trình phát triển của em bé trong bụng. Thậm chí dẫn đến sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ.
93% quả mận là nước, vì thế việc bà bầu ăn mận sẽ giúp nạp vào cơ thể 1 lượng nước không nhỏ, phòng chống mất nước cho chị em trong thời kỳ mang thai.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ngoài vitamin C, mận còn là nguồn cung cấp vitamin A và K; có tác dụng kích thích vị giác và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai ăn mận đúng cách có thể làm tăng nhu động ruột; giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, ăn mận mỗi ngày còn giúp chị em giải nhiệt, giảm nóng trong người; ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.
Cải thiện thị lực
Khi mang thai, thị lực của nhiều chị em sẽ kém hơn bình thường. Nhất là những ai làm việc trong môi trường văn phòng; thường xuyên phải ngồi trước máy tính.
Nhờ chứa một lượng không nhỏ vitamin A tốt cho mắt; vì thế ăn mận sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được phần nào thị lực trong thai kỳ.
Hạn chế tình trạng ốm nghén
Một bí quyết cực kỳ hay để hạn chế ốm nghén cho bà bầu; đó là nhâm nhi vài quả mận nhỏ trước mỗi bữa ăn. Làm như vậy sẽ giúp bạn không còn cảm thấy buồn nôn do ốm nghén gây ra nữa.
Mận là một trong những loại trái cây thích hợp để làm món khai vị; trước khi các mẹ bầu ăn bữa ăn chính. Nó giúp chị em giảm thiểu cảm giác ốm nghén rất hiệu quả.
Giảm mệt mỏi, trống chuột rút cơ khi mang thai
Ăn mận khi mang thai có thể giúp chị em ngăn ngừa được nguy cơ tích nước, giảm phù nề; nhờ tác dụng của thành phần vitamin và acid amin mà loại quả này mang lại.
Acid citric sẽ đóng vai trò cân bằng lượng nước trong cơ thể; ngăn ngừa nguy cơ mất nước. Giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, căng thẳng; hạn chế tình trạng chuột rút cơ thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Tốt cho hệ tim mạch
Theo nghiên cứu, mỗi trái mận chứa tới 113mg Kali, khoáng chất. Do đó, đây là một loại hoa quả cực kỳ hữu ích với hệ tim mạch. Ăn mận thường xuyên sẽ giúp huyết áp của bà bầu ổn định và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Cũng nhờ lượng kali không hề nhỏ này mà bà bầu ăn mận còn giúp ổn định nhịp tim của cơ thể. Trong trái mận còn chứa vitamin B6, có tác dụng kiểm soát lượng homocysteine, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Những trái mận có các sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin; đó đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Chúng có khả năng loại bỏ gốc tự do gây hại trong người và hỗ trợ phòng chống ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin C có trong quả mận cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là phòng ngừa các bệnh cảm cúm.
Thành phần của trái mận có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm, vì thế ăn mận sẽ giúp bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi những tổn thương do gốc tự do. Bên cạnh đó, vitamin C trong mận cũng có tác dụng ngăn cản cảm lạnh, cúm thông thường.
Tốt cho xương
Thành phần polyphenol trong quả mận không những giúp cản trở quá trình oxy hóa; nó còn rất hữu ích cho xương, phòng chống loãng xương rất tốt.
Bên cạnh đó, ăn mận đúng cách sẽ giúp tăng mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.
Chống táo bón
Cho đến tận bây giờ, việc chống và điều trị táo bón bằng nước ép mận vẫn rất phổ biến; loại trái cây này xuất hiện trong thành phần của rất nhiều sản phẩm chống táo bón dành cho phụ nữ mang thai.
Những sản phẩm này đều có chung ưu điểm là nguyên liệu được sử dụng đều đến từ thiên nhiên; hoàn toàn không gây mất nước – điện giải như những loại hóa dược khác. Vì thế chị em mang thai hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng; mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn cũng biết bà bầu có nên ăn mận không rồi phải không nào. Có thể thấy đây là một loại trái cây rất hữu ích cho bà bầu.
Thế nhưng, một câu hỏi được đặt ra là bà bầu nên ăn bao nhiêu mận là tốt. Cùng theo dõi những thông tin tiếp theo sau đây nhé.
Những lưu ý cho bà bầu ăn mận
Để tận dụng tối đa được những lợi ích mà quả mận đem lại; đồng thời không gây nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng. Chị em cần lưu ý một số điều như sau:
Đừng ăn quá nhiều mận, bởi có thể dẫn đến tình trạng xót ruột. Nhất là những khi đang đói thì tuyệt đối không nên ăn mận; thời gian ăn mận tốt nhất là khoảng 30 phút sau bữa ăn chính.
Mỗi ngày ăn khoảng 5–7 quả mận là đủ. Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong ngày sẽ rất dễ dẫn đến đầy hơi, táo bón.
Khi chọn mận, hãy chú ý chọn những trái chín, có vỏ ngoài căng bóng, không bị sâu dập. Những trái mận vẫn còn nguyên cuống và lá nên được ưu tiên lựa chọn. Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết hãy rửa sạch và ngâm qua nước muối rồi mới ăn.
Bà bầu nên ăn cả vỏ mận thay vì gọt bỏ. Vì phần vỏ của quả mận là nơi tích tụ nhiều chất chống oxy hóa nhất; cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai.
Không nên dùng quá nhiều muối chấm; đặc biệt là những loại muối ớt quá mặn hoặc quá cay. Vì chúng thực sự là không tốt với sức khỏe bà bầu.
Để loại bỏ tính nóng của mận, cũng như bảo quản mận được lâu hơn. Các mẹ hãy để mận trong ngăn mát tủ lạnh trước khi mang ra ăn nhé.
Bà bầu có nên ăn mận không ? đang mang thai ăn mận có tốt không ? Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu được những lợi ích của loại quả này. Thế nhưng, các mẹ vẫn phải lưu ý ăn mận cho đúng cách; để tránh những ảnh hưởng xấu không mong muốn nhé.