Bụng bầu ngồi có ngấn không ? Sự khác nhau giữa bụng béo và bụng bầu

Bụng bầu ngồi có ngấn không ? Sự khác nhau giữa bụng béo và bụng bầu như thế nào ? Hãy cùng Tuti Health tìm hiểu ngay bây giờ.

Sau khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Điểm thay đổi dễ nhìn thấy nhất đó chính là kích thước vòng 2. Tuy nhiên, vào những tháng đầu của thai kỳ khi thai nhi chưa lớn; thì sự thay đổi này vẫn chưa quá rõ ràng.

Lúc này, đôi khi người ta vẫn có sự nhầm lẫn giữa bụng béo và bụng bầu. Từ đó dẫn đến những thắc mắc, so sánh về bụng bầu và bụng béo. Trong đó có vấn đề về bụng bầu ngồi có ngấn không ? Cùng tham khảo những thông tin sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào

Sự khác biệt giữa bụng béo và bụng bầu ở những tháng đầu của thai kỳ thường chưa rõ ràng. Vì thế nếu chị em không chú ý thì hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn.

Có không ít chị em do không có kinh nghiệm phân biệt bụng bầu và bụng béo; cứ nghĩ rằng bụng to hơn chỉ đơn thuần là do mập lên. Từ đó không chú ý đến việc sinh hoạt hàng ngày; gây tác động xấu tới quá trình phát triển của thai nhi. Thậm chí, có nhiều trường hợp đến khi sảy thai rồi người mẹ mới ngớ ra là mình đã mang bầu.

Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào
Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào

Mặc dù vậy, 2 loại béo này vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Mà nếu quan sát kỹ một chút bạn vẫn có thể nhận ra được những điểm khác biệt của 2 dạng bụng này.

Nhìn bụng thế nào biết có thai

Đối với bụng bầu, sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

Phân biệt dựa vào độ cứng, tròn của bụng

Dấu hiệu dễ quan sát nhất khi bạn muốn phân biệt bụng bầu và bụng béo đó chính là dựa vào độ cứng và tròn của bụng. Nếu là dấu hiệu của mang thai, kể cả là khi mới ở những tháng đầu, bụng cũng có độ cứng và tròn hơn hẳn bình thường.

Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được điều này khi chạm tay vào bụng. Sỡ dĩ có sự khác biệt như vậy là bởi thai nhi trong bụng đang dần phát triển qua từng ngày; kết hợp cùng sự giãn nở của tử cung.

Trong khi đó, nếu bụng lớn hơn chỉ đơn thuần là do béo; thì bạn sẽ thấy vùng bụng xuất hiện những mô mỡ chảy xệ, nhão trùng xuống phía dưới. Hình thành nên những ngấn, nhìn rất rõ khi bạn ngồi xuống; thậm chí khi đứng cũng có thể quan sát thấy được.

Phân biệt qua dấu vết rạn da bụng

Đây là một biểu hiện khác biệt rất dễ quan sát bằng mắt thường mà đôi khi chúng ta không để ý. Hãy để ý đến vị trí xung quanh vành bụng, chân bụng gần rốn; nếu bụng to lên là do mang thai sẽ xuất hiện những vết rạn có thể nhỏ hoặc lớn. Và đương nhiên, đối với trường hợp béo bụng bình thường thì dấu hiệu này sẽ không xuất hiện.

Nhìn bụng thế nào là bụng béo

Đối với bụng béo thông thường sẽ có những đặc điểm sau đây:

Dấu hiệu béo bụng trên

Đa phần những trường hợp bị béo bụng trên đều xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học. Hoặc cũng có thể là do những áp lực căng thẳng trong công việc, đời sống; lạm dụng bia rượu, chất kích thích.

Béo bụng trên thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung tuổi; bởi lượng mỡ thừa tích tụ lâu mà thành.

Béo bụng dưới

Đối với trường hợp béo bụng dưới, cụ thể là béo ở hai bên eo hoặc hông; đây là biểu hiện mà các chị em làm việc văn phòng, ít vận động thường gặp phải.

Nguyên nhân là vì tính chất công việc văn phòng thường phải ngồi nhiều, ít vận động. Điều này khiến cho quá trình lưu thông máu gặp trở ngại; lâu dần hình thành nên mỡ thừa ở vùng hông và eo.

Béo toàn phần bụng

Đây cũng là tình trạng béo bụng phổ biến nhất, gặp phải ở tất cả các độ tuổi. Đa phần đều xuất phát từ nguyên nhân ít vận động; nhưng lại ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Biểu hiện bụng to và căng chướng như hình quả táo khi ngồi.

Bụng bầu ngồi có ngấn không ?

Bụng bầu của chị em sẽ lớn dần lên từng ngày theo sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, với câu hỏi bụng bầu ngồi có ngấn không ? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua 3 kỳ tam cá nguyệt để rõ hơn nhé.

Bụng bầu ngồi có ngấn không ?
Bụng bầu ngồi có ngấn không ?

Tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là khoảng thời gian ứng với 3 tháng đầu thai kỳ, lúc này những dấu hiệu mang thai còn rất ít. Ngoại trừ triệu chứng ốm nghén ra, thì những sự thay đổi khác là chưa rõ ràng. Với vùng bụng, lúc này rất khó nhận ra điểm khác biệt; nhất là chị em nào sở hữu vòng eo “56”.

Tuy nhiên, đó là với những chị em mang thai lần đầu. Còn đối với những chị em đã mang thai thứ hai trở lên, thì những thay đổi ở bụng sẽ xuất hiện sớm hơn và to hơn lần đầu. Vì thế, khi bà bầu ngồi xuống có thể xuất hiện ngấn.

Giai đoạn này mặc dù phần tử cung mở rộng bụng có to lên nhưng trọng lượng của bé lúc này chỉ khoảng 14 g.

Tam cá nguyệt thứ 2

3 tháng tiếp theo của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2) là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng. Thời điểm này, những sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu đã trở nên rõ ràng hơn; đặc biệt là vùng bụng to lên rõ rệt, và có phần nhô lên phía trước. .

Cùng với đó, tử cung cũng giãn rộng hơn gây áp lực. Chính vì thế, thời gian này mẹ bầu rất hay phải chịu đựng những cơn đau quanh khu vực thắt lưng. Với chị em nào lần đầu mang thai, đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời; khi từng ngày thấy con thơ phát triển trong bụng mình.

Và điều quan trọng nhất đó là khi bước vào khoảng thời gian này của thai kỳ; việc bụng bầu ngồi có ngấn không sẽ hoàn toàn không xảy ra nữa. Thay vào đó, bụng của chị em lúc này sẽ tròn và căng.

Các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyên mẹ bầu nên tăng từ 5-7 kg trong khoảng thời gian này. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học; để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho em bé trong bụng.

Tam cá nguyệt cuối

Đến thời điểm này, kích thước vùng bụng của chị em đã tăng một cách rất rõ ràng rồi. Thai nhi khi đó đã phát triển rất lớn, tử cung vì thế cũng phải giãn ra nhiều hơn để có thể chứa được bé.

Kích thước của vùng bụng quá lớn khiến việc di chuyển của chị em lúc này gặp phải nhiều khó khăn. Đặc biệt là các mẹ sẽ khó có thể thực hiện được động tác gập người về phía trước. Đương nhiên, cũng không thể xuất hiện ngấn khi ngồi xuống được.

Càng về những tháng cuối của thai kỳ, áp lực đè nén lên ổ bụng và tĩnh mạch vùng chậu càng trở nên lớn hơn. Điều này gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ bầu trong lúc ngồi. Ngoài ra, còn có thể hình thành hiện tượng sưng phù tay chân và khó thở.

Thời gian này, mẹ bầu cần phải áp dụng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sao cho khoa học. Thu xếp công việc, sẵn sàng chào đón thành viên mới đến với gia đình mình.

Bụng béo như đang mang bầu phải làm sao ?

Có nhiều chị em buồn phiền vì sở hữu vòng 2 quá cỡ, bụng béo như đang mang bầu. Vậy khi đó phải làm sao ? sau đây là một số lời khuyên dành cho các chị em:

Bụng béo như đang mang bầu phải làm sao ?
Bụng béo như đang mang bầu phải làm sao ?

Chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ

Chị em nào có vòng 2 quá cỡ và muốn giảm béo bụng thì cần phải đặc biệt chú ý tới điều này. Thông thường, mỗi ngày chúng ta sẽ ăn 3 bữa ăn chính; đó là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nhưng bây giờ, bạn hãy làm quen với việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày ra thành 5-6 bữa nhỏ.

Cách làm này sẽ giúp lượng calo mà cơ thể tiếp nhận mỗi lần không quá lớn; khả năng đốt cháy năng lượng cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Từ đó, cải thiện dần được tình trạng béo bụng.

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein là một thành phần vô cùng quan trọng với những người đang muốn giảm cân, giảm mỡ bụng. Tăng cường các loại thực phẩm giàu protein trong bữa ăn có tác dụng giúp cơ săn chắc, loại bỏ mỡ thừa vô cùng hiệu quả.

Ăn nhiều rau xanh hơn

Rau củ là loại thực phẩm giàu chất xơ; đồng thời chứa rất ít calo. Chính vì thế, đây được xem là loại thực phẩm tốt với tất cả mọi người; đặc biệt là những ai muốn giảm cân.

Chính vì thế, nếu bình thường ít ăn rau thì bạn hãy bắt đầu làm quen với việc ăn nhóm thực phẩm này nhiều hơn mỗi ngày nhé.

Hạn chế đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt, đường sữa sẽ khiến vòng eo của bạn béo lên trông thấy. Tuy rằng, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa có nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng, nếu bạn sử dụng một loại sữa chứa lượng đường cao trong thời gian dài; có thể dẫn đến tích tụ mỡ tại vùng bụng.

Bởi vậy, nếu như mong muốn sở hữu vòng eo thon thả, không có mỡ thừa; bạn cần chú ý hơn tới việc ăn đồ ngọt và sữa của mình nhé.

Uống nhiều nước 

Chẳng phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Cơ thể chúng ta có 70% là nước, điều đó chứng tỏ vai trò của nước đối với sức khỏe con người là to lớn nhường nào.

Nếu muốn có một sức khỏe tốt, không bị béo bụng, không có mỡ thừa; thì chị em cần chú ý hơn đến việc uống nước. Mỗi ngày uống từ 1,5-2 lít nước là vừa đủ lượng nước mà cơ thể cần. Ngoài ra, cũng cần phải hạn chế sử dụng các loại nước uống có gas, đồ uống chứa cồn như bia, rượu….

Cân đối lượng thức ăn hàng ngày

Có lẽ bạn cũng hiểu rằng, lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng, đặc biệt là kích thước vòng bụng của bạn. Nếu ăn uống không kiểm soát thì việc bị béo bụng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Do đó, hãy lên cho bản thân một khẩu phần ăn khoa học; để đảm bảo cân nặng luôn ở mức ổn định nhé.

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

Để cải thiện tình trạng béo bụng, thì chị em cần phải chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng chừng 40 phút. Hãy tham khảo những bài tập giảm mỡ bụng để đạt hiệu quả giảm cân hiệu quả nhất.

Giảm béo, đặc biệt là béo bụng là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức. Các chị em cần kiên nhẫn, nỗ lực tập luyện; kết hợp với chế độ ăn uống trong thời gian dài mới có thể mang lại kết quả như mong muốn.

Trên đây là câu trả lời của Tuti Health về thắc mắc bụng bầu ngồi có ngấn không ? Cũng như cách phân biệt bụng béo với bụng bầu khác nhau như thế nào. Rất mong rằng đã giúp bạn có thêm một số thông tin hữu ích.