Bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không ? Câu hỏi rất nhiều chị em quan tâm; nhưng vì ngại nên đôi khi không dám hỏi trực tiếp bác sĩ.
Tác dụng của lớp lông vùng kín
Chẳng riêng gì cánh mày râu, chị em phụ nữ cũng sẽ mọc thêm phần “tóc dưới” khi bước vào tuổi dậy thì. Đó là một hiện tượng rất đỗi bình thường của cơ thể; sẽ phải xảy ra trong quá trình phát triển của cơ thể.

Nhiều bạn nữ cảm thấy khó chịu với lớp lông này; có người cho rằng nó khá vô dụng và còn gây mất thẩm mỹ nữa. Tuy nhiên, lông vùng kín lại có nhiều tác dụng mà có lẽ bạn chưa từng để ý tới:
Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn
Vùng kín của nữ giới là một bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Chỉ cần chủ quan một chút, để các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào; cũng đủ khiến chị em bị nhiễm trùng vùng kín.
Môi trường ẩm ướt ở vùng kín thường nữ giới chính là điều kiện ưa thích của những mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Lớp lông này có tác dụng như một tấm lá chắn bao quanh “cô bé”. Ngăn chặn bụi bặm, những vi khuẩn và mầm mống gây bệnh từ bên ngoài tấn công và gây hại đến vùng kín của chị em. Giúp chị em hạn chế được một số bệnh lý không mong muốn.
Chính vì lẽ đó, nếu có suy nghĩ rằng việc dọn dẹp lớp cỏ này sẽ giúp cô bé đẹp và sạch sẽ hơn; thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đó. Sạch sẽ hay không thì mình không dám chắc. Nhưng dễ nhìn thấy là bạn đang tự mình mở cửa chào đón các loại vi khuẩn vào định cư bên trong “cửa mình” rồi đó.
Giảm ma sát vùng kín
Việc vận động đi lại, chạy nhảy hay mặc quần áo bó… sẽ tạo ra sự ma sát lên cơ quan nằm ở giữa 2 chân. Lớp lông mu khi đó sẽ giúp ngăn cản lực ma sát tác động trực tiếp lên da; đồng thời giúp cô bé thêm mềm mượt.
Bên cạnh đó, khi lớp lông mu tiếp xúc với mồ hôi tiết ra từ cô bé; nó sẽ làm giảm đi đáng kể sự ma sát tạo ra do vận động.
Việc bạn dọn cỏ vùng kín trắng trơn đi; chỉ càng khiến nguy cơ bị kích ứng da do ma sát tăng lên mà thôi. Việc cọ sát cứ ngỡ như bình thường này; lại ẩn chứa nguy cơ gây bức bối khó chịu cho bạn trong suốt cả ngày đấy.
Lôi cuốn bạn tình
Có thể với các chị em, lớp lông này gây ra nhiều phiền phức và chỉ muốn dọn cho thật sạch. Thế nhưng, cánh mày râu lại không nghĩ như vậy đâu. Suy nghĩ của các anh chàng về vẻ đẹp của cô bé hoàn toàn đối lập với những gì chị em đang nghĩ đấy.
Đối với các chàng thì việc “cô bé” lấp ló, ẩn hiện phía sau lớp lông rậm rạp này càng tạo cho họ cảm giác huyền bí và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, chất pheromone được tiết ra từ “tóc dưới” còn phát ra tín hiệu thu hút đối phương. Điều này làm tăng cảm xúc của nam giới lên cực cao; giúp cuộc yêu thêm phầm mãnh liệt.
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không ?
Qua những chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của lớp “cỏ đen” này. Tuy nhiên, khi mang thai và chuẩn bị sinh con thì các mẹ nên dọn dẹp chúng. Để việc chào đón đứa con chuẩn bị chào đời của mình được đảm bảo nhất.

Ở nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, việc dọp cỏ vùng kín là quy định bắt buộc; mà tất cả các bà bầu sắp sinh phải thực hiện. Chị em cũng rất thoải mái trong vấn đề này. Vậy tại sao cần phải cạo lông vùng kín trước khi sinh ?
- Dọn cỏ vùng kín sạch sẽ giúp các bác sĩ theo dõi quá trình chuyển dạ thuận tiện hơn.
- Việc vệ sinh trong quá trình sinh nở được đảm bảo tốt hơn.
- Bảo vệ em bé trước những nguy cơ tiềm ẩn.
- Thuận tiện cho việc cắt, rạch và khâu tầng sinh môn đối với các mẹ sinh thường.
- Trong trường hợp cần phẫu thuật cắt tầng sinh môn để hỗ trợ việc sinh nở. Việc các mẹ bầu cạo lông vùng kín sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Thông thường, các nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ hỗ trợ mẹ bầu xử lý vấn đề này. Thế nhưng, nếu điều đó khiến mẹ cảm thấy xấu hổ, khó chịu; thì chị em hoàn toàn có thể tự mình dọn dẹp hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Có nên cạo lông vùng kín khi mang thai không
Như vậy có thể khẳng định, việc bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không ? là việc làm rất cần thiết. Vậy còn trong thời gian thai kỳ thì sao; có cần phải dọn dẹp cô bé hay không ?
Lợi ích của việc cạo lông vùng kín khi mang thai
- Lớp violong rậm rạp khi mang thai có thể trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Việc tẩy lông sẽ giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn; hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Tạo điều kiện để bác sĩ quan sát rõ ràng hơn trong khi thăm khám.
- Lượng mồ hôi cơ thể tiết ra khi mang thai nhiều hơn bình thường; có thể khiến lớp lông này bị bết lại. Việc dọn dẹp gọn gàng lại sẽ giúp các mẹ dễ chịu hơn.
Rủi ro từ việc cạo lông vùng kín khi mang thai
- Trong lúc xử lý đám lông này, nếu không chú ý đến việc vệ sinh; nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Sau khi cạo một thời gian, lớp lông mới sẽ nhú ra từ lỗ chân lông; gây tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Việc cạo lông không tinh tế có thể khiến những sợi lông bị mọc ngược; tạo thành những nốt sưng đau.
- Khi thai phát triển quá lớn, có thể làm khuất tầm mắt của mẹ bầu; khiến các thao tác của mẹ không được chính xác.
Kết luận:
Trong thời gian thai kỳ, chị em sẽ thấy khu vực xung quanh cô bé trở nên rậm rạp hơn bình thường. Cơ thể cũng tiết ra nhiều chất nhầy và mồ hôi hơn.
Dù là vậy nhưng việc cạo lông mu trong thai kỳ vẫn là điều nên tránh. Vì nó có thể hình thành những thương tổn ở chân lông; khiến các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công.
Khi đó, các mẹ có thể phải chịu đựng những cơn ngứa vùng kín; xuất hiện những nốt mụn đỏ, mụn nước xung quanh cô bé.
Bởi vậy, để tránh những nguy hại có thể gặp phải; giúp em bé ra đời một cách khỏe mạnh và an toàn nhất. Trong thai kỳ, thay vì dọn dẹp sạch lông vùng kín; các mẹ bầu chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng thôi nhé.
Quy trình tẩy lông vùng kín cho mẹ bầu
Nếu quyết định tẩy lông mà không có các nhân viên y tế hay người thân hỗ trợ. Các mẹ có thể tự mình thực hiện dựa vào quy trình sau đây:

- Đầu tiên cần chuẩn bị dụng cụ để dọn dẹp. Chị em hãy chuẩn bị một lưỡi dao lam đem rửa qua với cồn.
- Dùng nước sạch làm ướt vùng kín. Sau đó bôi đều lên cô bé một chút kem tẩy lông; nó sẽ giúp lớp da nhạy cảm của bạn tránh được nguy cơ trày xước đấy.
- Dùng một tay giữ căng da, tay còn lại cầm dao cạo; cạo thuận theo hướng lông mọc.
- Sau khi cạo xong hãy rửa lại bằng nước sạch; để loại bỏ nốt những tàn dư còn xót lại.
- Chăm sóc cô bé với một chút kem dưỡng ẩm; để làn da nhạy cảm này được mịn màng. Lưu ý, tuyệt đối không được để kem dính vào trong cửa mình; bởi có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm.
- Sau khi tẩy lông, vùng da xung quanh cô bé rất dễ bị kích ứng. Vì thế hãy chú ý trong việc lựa chọn quần lót. Tốt nhất nên lựa chọn những chiếc quần nhỏ được làm từ cotton hoặc tơ tằm.
Lời khuyên dành cho bà bầu cạo lông vùng kín
Để việc cạo lông vùng kín không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Những lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích với các mẹ bầu.
- Bạn không cần phải băn khoăn về việc bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không. Bởi đây là chuyện quá bình thường mà người phụ nữ cũng cần thực hiện.
- Nếu việc tẩy lông trước khi sinh được thực hiện bởi y tá, điều dưỡng. Bạn cần phải nói với họ ngay khi cảm thấy đau. Tránh việc không may bị xén phải da trong quá trình dọn dẹp. Bởi chỉ cần 1 vết xước nhỏ thôi; vùng kín của bạn cũng có thể bị nhiễm trùng.
- Bất kể là sinh mổ hay sinh thường, bà bầu cạo lông vùng kín trước khi sinh cũng là việc cần làm. Bạn đừng nên suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này.
Đó là những thông tin giúp chị em có cái nhìn cụ thể về việc bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không. Đây là cái nhìn chung chung, còn trong thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để yên tâm hơn, các mẹ bầu hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện nhé.