Đang cho con bú có uốn tóc được không ? Các mẹ sau sinh làm tóc có ảnh hưởng xấu gì không ? Sau sinh bao lâu thì được ép tóc ?
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của tất cả chị em phụ nữ. Các bà bầu lẫn mẹ sau sinh đều mong muốn bản thân thật đẹp trong mắt người đối diện. Và mái tóc chính là thứ mà phái đẹp chú ý nhất.
Các cụ có câu cái răng cái tóc là góc con người; đủ để nói lên tầm quan trọng của mái tóc lớn thế nào. Là phụ nữ ai mà chẳng mong muốn sở hữu một mái tóc đẹp, thu hút đúng không nào.
Không những thế, đường nét khuôn mặt của mỗi người sẽ phù hợp với một số kiểu tóc nhất định. Một khi tạo được một kiểu tóc ưng ý với gương mặt; người phụ nữ sẽ càng trở nên lung linh xinh đẹp hơn.
Càng ngày càng có thêm nhiều kiểu tóc được ra đời; từ tóc uốn xoăn, ép thẳng, tóc nhuộm,…. tha hồ cho bạn lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Tuy nhiên, việc tạo kiểu tóc cần dùng đến một lượng hóa chất nhất định. Trong các loại hóa chất tạo kiểu tóc có nhiều thành phần nguy hại.
Do đó, nếu bạn thay đổi uốn, ép, tạo kiểu liên tục trong một thời gian ngắn; mái tóc của bạn sẽ trở nên xơ rối. Không những vậy, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì thế các mẹ sau sinh dù rất muốn tút tát lại nhan sắc của bản thân; nhưng bên cạnh đó lại sợ tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con. Bởi vậy, mới dẫn đến nỗi lo: đang cho con bú có duỗi tóc được không ?
Thuốc làm tóc gây ảnh hưởng như thế nào ?
Các nhà nghiên cứu tại Vương Quốc Anh đã thực hiện nghiên cứu trên các thành phần có trong thuốc nhuộm tóc, uốn, ép hay duỗi tóc. Và kết quả thu được là hầu hết đều chứa hắc ín; cùng với muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismut. Ngoài ra còn chứa các chất có nhân thơm; trong đó nhiều nhất là P-phenylenedamine (PPD).
Thực tế đã chứng minh, nếu như để P-phenylenedamine tiếp xúc trực tiếp với da mặt, da đầu khi làm tóc; nó sẽ trở thành nguồn căn dẫn đến ung thư da, ung thư vú.
Trong khi đó, các thành phần khác có trong thuốc nhuộm sẽ khiến tóc bạn trở nên khô xơ, dễ gãy hơn. Nếu dính vào da đầu còn có thể gây tình trạng viêm chân tóc, viêm da tiếp xúc hay viêm da dị ứng… Cũng vì những lý do trên mà khi nhuộm tóc bạn thường thấy xót và rát ở da đầu nếu bôi thuốc sát chân tóc.
Các loại hóa chất để làm tóc đều có kích thước phân tử nhỏ; giúp nó có thể dễ dàng tấn công và làm biến đổi cấu trúc của sợi tóc từ bên trong. Chúng dễ dàng xâm nhập vào nang tóc và hòa quyện vào trong máu.
Có thể dễ dàng nhận thấy, mái tóc của những người thường xuyên uốn nhuộm, thay đổi kiểu tóc sẽ nhanh chóng bị hư tổn. Chính vì thế, chị em cần chú ý chăm sóc mái tóc của mình bằng cách ủ tóc thường xuyên; kết hợp dùng thêm dầu dưỡng để duy trì độ óng mượt tự nhiên nhé.
Đang cho con bú có uốn tóc được không ?
Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học giải đáp. Theo đó, thuốc nhuộm, uốn hay duỗi tóc đều hoạt động dựa trên phản ứng oxi – hóa, thành phần chứa chất PPD hoặc 2-Nitro-PPD và Hydro Peroxide. Để uốn tóc theo ý muốn, người thợ làm tóc sẽ cần pha các loại thuốc lại với nhau; nhằm tạo ra phản ứng hóa học ở thân tóc.
Đáng chú ý nhất là thuốc nhuộm, bởi trong thành phần của loại hóa chất này có tồn tại muối Acetate chì, muối Citrate Bismuth… Những chất này khi tiếp xúc với tóc sẽ kích thích biến đổi màu tóc. Nếu sơ ý để thuốc nhuộm bắn vào mắt sẽ ảnh hưởng xấu tới thị lực.
Mặc dù vậy, thực tế vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định mối nguy hại của thuốc nhuộm, uốn tóc với sữa mẹ. Hiện người ta mới chỉ ghi nhận những tác hại của thuốc nhuộm, uốn tóc với da. Do đó, nếu sử dụng cẩn thận, những chất này sẽ không xâm nhập vào sữa mẹ; và không gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ khi bú mẹ.
Các mẹ bầu cần kiêng uốn, nhuộm hay ép tóc trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì đây là thời điểm thai nhi đang dần hoàn thiện hình thái. Do đó, nếu tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi; nguy hại nhất là sảy thai.
Trong khi đó, các mẹ sau sinh và đang cho con bú để thuốc nhuộm, uốn tóc tiếp xúc với da đầu; rất dễ xảy ra những tình huống không mong muốn như rụng tóc, đau đầu…
Vì thế, các mẹ hãy chăm sóc mái tóc của mình thật chắc khỏe, óng mượt; bằng việc sử dụng các sản phẩm dầu gội phục hồi tóc khỏe mạnh từ thiên nhiên nhé. Ngoài ra, để bảo vệ độ óng ả cho tóc; chị em cũng đừng quên dùng dầu xả sau khi gội nhé.
Sau sinh bao lâu thì uốn tóc được ?
Như đã chia sẻ ở trên, việc các mẹ sau sinh uốn tóc có thể khiến chị em bị đau đầu, gãy rụng tóc. Do sức để kháng của cơ thể khi đó còn rất yếu; không thể kháng lại những hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm.
Vậy, phụ nữ sau sinh bao lâu thì uốn tóc được ? Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé; thì chị em nên tránh xa những loại hóa chất này trong vòng 6 tháng từ khi sinh.
Nguyên nhân là bởi cơ thể người mẹ cần thời gian để phục hồi và trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, lúc này em bé cũng rất cần nhận được sự quan tâm gần gũi của bạn. Vì thế, hãy cố gắng chờ qua thời gian này rồi hãy đi làm tóc; vì tương lai con trẻ bạn nhé.
Qua những thông tin mà Tuti Health chia sẻ về việc: phụ nữ sau sinh đang cho con bú có uốn tóc được không ? các bạn đã có đáp án của mình rồi đúng không nào. Có thể thấy mái tóc của chị em sau sinh thường gặp vấn đề xơ rối, gãy rụng. Đồng thời làn da cũng xấu đi rất nhiều. Vì thế, chị em hãy chăm sóc bản thân kỹ càng hơn; để sớm lấy lại được vẻ đẹp thời con gái nhé.