Hóc xương cá có tự khỏi không? hay có tự tiêu không? là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn. Bởi thực tế đã có trường hợp nguy hiểm tính mạng do xương cá.
Để trả lời chính xác cho câu hỏi liệu bị hóc xương cá có tự khỏi không ? cũng như cách xử lý thế nào, mời các bạn cùng xem những thông tin trong bài viết này.
Hóc xương cá có tự khỏi không?
Có thể thấy tỉ lệ bị hóc xương cá trong khi ăn uống là rất cao. Nếu trước đây chúng ta hay thấy nó xuất hiện ở trẻ em; thì hiện nay không những chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nhiều lúc phải khổ sở vì hóc xương cá.
Việc ăn uống từ tốn cẩn thận là điều bất kỳ ai cũng được nhắc. Nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên việc thực hiện được nó trong suốt bữa ăn hay không lại không dễ thực hiện. Đặc biệt bữa ăn lại chính là khoảng thời gian mà các thành viên trong gia đình quây quần; hay các buổi gặp gỡ của bạn bè, đồng nghiệp.
Bởi vậy, việc nói chuyện, cười nói trong khi dùng bữa là điều không thể tránh khỏi. Khi đó nếu không chú ý thì việc vô tình nuốt phải miếng xương cá hay dị vật gì đó là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, bị hóc xương cá có tự khỏi được không ? hay xương cá có tự tiêu không ? vì lo sợ phải đến bệnh viện. Trên thực tế, việc xương cá mắc kẹt trong cổ họng có tự tiêu không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Kích thước của mẩu xương cá có lớn không
Nếu may mắn chỉ bị hóc bởi một mẩu xương cá có kích thước nhỏ; thì bạn có thể yên tâm rằng nó sẽ biến mất sau khoảng vài giờ. Hoặc chậm nhất thì cũng chỉ mất khoảng 1 – 2 ngày.
Còn trong trường hợp ngược lại, kích thước của mẩu xương cá đang nằm trong cổ họng của bạn to hơn. Tất nhiên nó sẽ không thể tự lành được đâu. Bởi vì khi đó nó đã tác động gây ra hàng loạt thương tổn cho các bộ phận trong cổ họng mất rồi.
Vị trí mà xương cá mắc vào trong cổ họng
Với những mẩu xương cá nhỏ thì vị trí nó mắc kẹt là ở đâu cũng không quan trọng lắm. Bạn có thể tự tin trả lời câu hỏi bị hóc xương cá có tự khỏi được không là có.
Thế nhưng, trong trường hợp bị hóc bởi mẩu xương cá lớn thì vị trí hóc nằm ở đâu là điều hết sức quan trọng. Tại sao vị trí bị học lại quan trọng như vậy ? Đó là vì những cạnh sắc nhọn và rất cứng của xương.
Khi đó, hoạt động nuốt nước bọt vào có thể tác động khiến mẩu xương sắc nhọn này xuyên thẳng vào cổ họng; hoặc đâm thủng vách thực quản…
Theo thống kê, có rất ít tỉ lệ bị hóc xương cá to mà xương cá may mắn lọt qua được cổ họng xuống đến dạ dày. Cũng vì cấu tạo của xương cá lớn thường có kích thước dài và cứng. Bợi vậy nếu nuốt nhầm phải thì nó sẽ nằm chắn ngang cổ họng; một trong những đầu sắc nhọn của mẩu xương sẽ đâm thẳng vào thành họng sau, amidan…
Yếu tố bên ngoài quyết định hóc xương cá có tự khỏi không
Những sự tác động của yếu tố bên ngoài hoặc sự can thiệp từ chính chúng ta; đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến việc bị hóc xương cá có tự khỏi không.
Một là chúng ta thành công trong việc khiến cho hóc xương cá tự khỏi. Hoặc nếu xử lý không tốt thì tình trạng thương tổn ở cổ họng sẽ càng thêm trầm trọng.
Phản ứng tự nhiên của mỗi chúng ta khi bị hóc xương hay bất cứ loại dị vật nào khác; đó là cố gắng khạc nhổ ra. Nhằm mục đích dùng lực tống khứ những thứ phiền toái đó ra khỏi cơ thể.
Nếu may mắn xương cá chưa xuyên sâu vào cổ họng; thì cách loại bỏ chúng bằng ho khạc có thể đem đến hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không may mẩu xương đã ở quá sâu và đen đủi hơn là đầu nhọn đã đâm sâu vào cổ họng; thì hành động ho khạc khi đó chỉ làm hại cái cổ họng, thực quản và hệ hô hấp của bạn mà thôi.
Cấu trúc của mảnh xương cá
Việc bị hóc xương cá có tự khỏi không ? cũng ảnh hưởng rất lớn từ cấu trúc và hình dạng của mảnh xương cá nằm bên trong cổ họng bạn.
Đối với những mảnh xương cá có kích thước nhỏ và thẳng thì khả năng tự lành là cao hơn.
Những mảnh xương cá với cấu trúc phức tạp hơn như: hình dạng cong, dạng chữ Y… sẽ khiến diện tích tiếp xúc với cổ họng tăng lên; cùng với đó khả năng bám dính vào niêm mạc cổ họng cũng lớn hơn.
Xương cá mắc trong cổ họng có tự tiêu không ?
Nhiều người cho rằng xương cá mắc trong cổ họng sẽ tự tiêu theo thời gian. Thế nhưng ý kiến này chỉ thực sự đúng đối với những trường hợp mà xương cá có kích thước nhỏ.
Trong tình trạng đó, bạn hãy bổ sung ngay cho cơ thể những loại thực phẩm có thành phần giàu vitamin C như: nước cam, viên sủi bọt… để xương cá mềm dần ra.
Tất nhiên với những mẩu xương cá lớn, nó cũng có khả năng bị bào mòn bởi vitamin C. Tuy nhiên sẽ cần một hàm lượng lớn hơn và thời gian dài hơn.
Chắc chắn bạn không thể đợi miếng xương to lớn đó tự tiêu trong họng mình được. Bởi đến khi nó tiêu hết thì cổ họng bạn đã bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng rồi. Việc phải chịu những khó chịu như thế trong thời gian dài, thậm chí có thể gây nguy hại tới tính mạng.
Xương cá không tiêu được nguy hiểm như thế nào
Bên cạnh đó, nếu không may mảnh xương cá không ở cổ họng mà kẹt tại thực quản. Sau đó lạc lối vào phế quản hoặc xuyên tới vách động mạch thì nó không thể tự tiêu đi được.
Vị trí xương cá đâm vào chính là con đường để các loại vi khuẩn xâm nhập; và hình thành viêm nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Những bệnh có thể mắc phải như:
- Nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Áp xe thành họng, vòm họng, amidan
- Áp xe thực quản, phế quản, phổi
- Viêm phổi cấp
Với những chia sẻ trong bài viết trên đây; có thể giải đáp cho thắc mắc hóc xương cá có tự khỏi không? có tự tiêu được không ? đó là cả hai. Thế nhưng tỉ lệ tự tiêu của xương cá là vô cùng thấp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đề phòng những tình huống xấu nhất xảy ra. Tuti health khuyên bạn rằng hãy tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa gần nhất; để nhận được những sự hỗ trợ kịp thời từ bác sĩ nếu không may bị hóc xương cá.