Tác hại của mì tôm nếu ăn nhiều đáng sợ đến nhường nào ?

Tác hại của mì tôm là gì ? Ăn nhiều mì tôm có tốt không ? là thắc mắc rất được quan tâm. Bởi đây là món ăn nhanh được sử dụng phổ biến hàng ngày.

Ăn nhiều mì tôm có tốt không ?

Trong thời đại cuộc sống bộn bề hiện nay, con người luôn cố gắng tìm đến những sự tiện lợi nhất từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cũng bởi vậy, sự xuất hiện của mì tôm được xem như một phát minh cực kỳ quan trọng của nhân loại.

Ăn nhiều mì tôm có tốt không
Ăn nhiều mì tôm có tốt không

Mì tôm nhanh chóng xuất hiện ở mọi ngóc ngách nhỏ nhất. Trở thàn một món đồ ăn nhanh phổ biến nhất trên thế giới.

Bởi lẽ khi sử dụng mì ăn liền, người ta có thể tiết kiệm được thời gian, công sức chế biến mà giá thành rẻ cùng hương vị hấp dẫn, khó cưỡng, dẽ dàng sử dụng và phù hợp với tất cả các đối tượng.

Có thể khẳng định gần như chắc nịch, trong số chúng ta ai cũng từng ăn mì gói một lần trong đời. Thậm chí nó còn trở thành món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.

Mặc dù tiện lợi là vậy, thế nhưng đứng ở một góc nhìn khác. Món đồ ăn nhanh này lại mang đến rất nhiều hiểm họa với sức khỏe con người nếu chúng ta sử dụng quá nhiều.

Hầu hết dưỡng chất trong mì tôm đều đến từ bột và đạm thực vật. Bởi vậy ăn nhiều mì tôm có tốt không ? câu trả lời là không, thậm chí chúng ta sẽ phải dành nhiều thời gian để liệt kê các tác hại của mì tôm. Dùng quá nhiều loại thực phẩm ăn liền này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng; ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Tác hại của mì tôm với sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận ở trên. Tác hại của mì gói cũng nhiều không kém.

Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy đó là món ăn liền này hoàn toàn không chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí sử dụng nhiều còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu không ngờ tới.

Những tác hại của mì tôm nguy hiểm như thế nào
Những tác hại của mì tôm nguy hiểm như thế nào

Vậy ăn mì tôm có tác hại gì ? Hãy cùng tutihealth.com tìm hiểu những tác hại của ăn nhiều mì ăn liền dưới đây nhé!

1. Tác hại của mì tôm từ thành phần

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần có trong mì tôm và các ảnh hưởng của chúng nhé:

1.1 Hàm lượng chất béo cao

Chất béo chiếm tỉ lệ rất lớn trong thành phần của một gói mì tôm. Với mỗi 85g mì ăn liền thì có tới 14,5 g chất béo.

Đặc biệt hàm lượng chất béo bão hòa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng chiếm đến 6,5g; nghĩa là gần 50% hàm lượng chất béo trong mì. Một con số quá lớn.

1.2 Thiếu hụt protein và chất xơ từ rau củ

Một điều đáng buồn là, những gói mì tôm thơm ngon này gần như không cung cấp được bất cứ dưỡng chất có lợi nào cho sức khỏe. Trong đó, thành phần vitamin và canxi trong mì gói gần như bằng không; hàm lượng protein và sắt cũng không đáng kể với 4g protein và 10% sắt trong mỗi gói mì.

1.3 Gói gia vị thiếu dưỡng chất

Những tác hại của mì tôm nằm ở những gói gia vị bắt mắt. Gói gia vị nhìn có vẻ gấp dẫn đựng trong túi nilon làm tăng hương vị của mì tôm. Thực chất thành phần chính chỉ gồm bột ngọt (mì chính), đường cùng với những loại gia vị hương liệu khác.

1.4 Lượng muối dư thừa nhiều

Trong mỗi gói mì ăn liền có đến 910mg muối; điều này có nghĩa là nếu ăn một gói mì tôm bạn đã dùng hết 41% lượng muối được khuyến cáo ăn mỗi ngày.

Thành phần của mỗi gói mì ăn liền
Thành phần của mỗi gói mì ăn liền

1.5 Chứa bisphenol A

Bisphenol A là chất thường được sử dụng trong việc sản xuất mì tôm. Dẫu cho chúng ta không thể nào quan sát được nó; tuy nhiên sự tồn tại của nó là không thể phủ nhận.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới các hormone; đặc biệt là estrogen, dẫn đến nhiều tác hại đối với cơ thể.

1.6 Chứa nhiều calo

Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, có nghĩa là tương tương với 1/4 lượng calo trong phạm vi cho phép; mà mỗi người phụ nữ trưởng thành có thể bổ sung vào cơ thể mỗi ngày.

1.7 Là món ăn chiên rán

Trên thực tế bạn không nhất thiết phải nấu chín mì nữa. Bởi vốn dĩ chúng đã được chiên chín trong quá trình sản xuất rồi.

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng biết được những độc hại của đồ ăn chiên rán với sức khỏe là như thế nào rồi.

1.8 Ảnh hưởng của cốc nhựa

Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng có thể gây nhiều hiểm họa. Chính vì thế dùng nhiều những cốc mì tôm ăn liền là không tốt đâu nha.

2. Bị bệnh dạ dày do ăn nhiều mì gói

Mì ăn liền là một loại thực phẩm đã được sấy khô sau khi trải qua quá trình chiên rán. Cùng với đó là một lượng khá lớn các loại hương liệu và chất phụ gia.

Vì thế, nếu ăn mì gói quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Đặc biệt có thể hình thành áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa chung.

Bị đau dạ dày do tác hại của ăn nhiều mì gói
Bị đau dạ dày do tác hại của ăn nhiều mì gói

Tác hại của ăn mì tôm nhiều có thể sẽ thấy rõ nhất đó là nguy cơ rối loạn chức năng dạ dày; dẫn đến sự hình thành của các biểu hiện như đầy hơi, đau dạ dày…

3. Tác hại của ăn mì tôm – gây mệt mỏi

Điều tiếp theo cần quan tâm, đó là mì gói gần như chỉ cung cấp duy nhất carbohydrate. Trong khi con người ta nếu muốn có sức khỏe tốt; thì bữa ăn cần bổ sung đầy đủ 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước.

Tất nhiên mì tôm là hoàn toàn không đủ sức cung cấp được toàn bộ 6 chất kể trên. Vì thế việc ăn mì tôm nhiều trong thời gian dài rất dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất; khiến cơ thể bạn thường xuyên bị mệt mỏi. Triệu chứng này nếu kéo dài rất dễ sinh trọng bệnh.

4. Thành phần dinh dưỡng thấp

Như đã chia sẻ ở trên, mì ăn liền mặc dù chứa hàm lượng carbohydrat cao. Tuy nhiên nó lại có quá ít chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.

Do đó, tác hại của mì tôm khi ăn nhiều đó là nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng; suy dinh dưỡng kèm theo hàng loạt bệnh khác, điển hình là chóng mặt. Nếu tình hình nghiêm trọng, nó sẽ gây ra teo cơ.

Thông thường, sau khi ăn một tô mì gói bạn sẽ có cảm giác no; thực chất bạn cảm thấy như vậy đều là do carbohydrate tạo nên. Phần năng lượng của mì gói phần lớn đều đến từ chất béo và tinh bột; gây mất cân bằng dinh dưỡng và béo bụng.

5. Ăn mì tôm có hại gì – béo phì

Mì tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người và có nhiều cách chế biến khác nhau tuỳ sở thích của người nấu. Nếu đang mê mệt với những gói mì tôm thì bây giờ bạn nên hạn chế lại.

Tác hại của ăn nhiều mì tôm có thể gây béo phì
Tác hại của ăn nhiều mì tôm có thể gây béo phì

Bởi ăn mì tôm nhiều sẽ làm cho cơ thể nhận được thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này sẽ dẫn đến hàm lượng chất béo, calo trong cơ thể gia tăng; làm cho cân nặng của bạn tăng một cách chóng mặt, dẫn đến chứng béo phì.

Cùng với đó, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao. Làm tăng nguy cơ mắc những chứng bệnh liên quan đến béo phì như: tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những triệu chứng dễ nhận biết nhất có thể kể tới như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

6. Tác hại của mì ăn liền – đẩy nhanh quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mỗi gói mì tôm thông thường đều được bổ sung chất chống ô xy hóa. Tuy nhiên, nó chỉ có khả năng chậm quá trình ô xy hóa, tăng thời gian biến mùi của mì tôm.

Thời gian dài, việc bổ sung vào cơ thể quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ gây nhiều nguy hại cho hệ nội tiết và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

7. Ăn mì tôm có hại không – gây ung thư

Có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá tác hại của mì tôm. Bởi vì thành phần có quá nhiều chất phụ gia như: màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… Nên việc ăn nhiều mì gói trong thời gian dài dễ dẫn đến những bệnh như: táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng.

Nó cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây ung thư; trong đó phổ biến nhất là ung thư trực tràng.

8. Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Mì ăn liền còn một dạng chất béo khác đó là chất béo dạng trans (trans fat). Loại chất béo này hết sức độc hại đối với sức khỏe; nhất là những trường hợp người cao tuổi hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch là tác hại của mì ăn liền
Bệnh tim mạch là tác hại của mì ăn liền

Trans fat này có khả năng kích thích cholesterol xấu trong máu tăng cao. Nếu ăn mì gói quá nhiều, chúng ta hoàn toàn có nguy cơ mắc những căn bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

9. Ăn mì tôm có hại gì – Hại thận, sỏi thận

Muối chính là thành phần không thể thiếu trong bất cứ gói mì tôm nào. Mì gói thường được ướp với hàm lượng muối rất cao.

Cũng bởi vì có lượng muối lớn như thế; nên nếu ăn quá nhiều mì ăn liền có nghĩa là bạn đang tự làm hại thận của mình. Những trường hợp nghiêm trọng có thể hình thành sỏi thận.

10. Dẫn đến nguy cơ loãng xương

Tác hại của mì ăn liền cuối cùng đó là dẫn đến nguy cơ loãng xương. Bởi trong thành phần của mì cũng chứa không ít phosphate; đó là chất có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn.

Nhờ có chất này, khi thưởng thức những bát mì ăn liền bạn sẽ thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên tác dụng phụ của chất này đó là làm tăng nguy cơ loãng xương, mất xương. Ngoài ra, răng của bạn cũng sẽ yếu dần đi nếu ăn quá nhiều.

Ăn mì tôm thế nào tốt nhất

Việc ăn nhiều mì tôm có tốt không tất nhiên là không rồi; thậm chí còn gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe của chúng ta. Thế nhưng giữa đời sống bận rộn hiện nay, đôi khi chúng ta phải sử dụng một vài gói mì ăn liền là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, các bạn cần tìm hiểu cách ăn mì tôm tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ăn mì gói thế nào là tốt nhất
Ăn mì gói thế nào là tốt nhất

Không nên dùng gói gia vị

Gói gia vị của mì tôm được chế biến phần lớn từ bột ngọn. Chính vì thế, khi nấu chín bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử; trở thành những chất gây hại cho sức khỏe.

Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc ăn nhiều loại thực phẩm này có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng rất cao.

Ăn kèm các món ăn giàu dinh dưỡng

Để giảm bớt tác hại của mì ăn liền, bạn hãy ăn kèm với những loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Việc ăn rau xanh kèm với mì gói sẽ hạn chế tối đa lượng chất béo dư thừa. Theo đó, với mỗi tô mì gói bạn hãy nấu chung với khoảng 150g rau xanh như: cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ…

Việc bổ sung rau xanh vào tô mì gói có tác dụng khiến cho phần lớn chất béo bị cuốn theo rau ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy có thể giảm thiểu tối đa những tác hại của mì tôm gây ra.

Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ thêm vào tô mì khỏa  25-30g thịt hoặc trứng để cung cấp thêm chất đạm cho cơ thể. Bổ sung thêm hàm lượng vitamin, chất xơ và protein không có trong mì gói.

Tránh ăn mì tôm úp

Nhiều khi vì lười hoặc vội vàng, chúng ta thường nấu mì bằng cách bỏ vắt mỳ vào tô, đổ nước sôi vào rồi lấy vung đậy trong 2-3 phút.

Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn không nên ăn mì theo cách chế biến này. Thay vào đó, bạn hãy chần mì qua nước sôi rồi đổ ra để ráo. Nấu một nồi nước khác và bỏ lượng mì đã chần qua vào nấu tiếp.

Không nên ăn mì tôm úp
Không nên ăn mì tôm úp

Với cách nấu mì tôm này, phần chất béo dư thừa cùng những chất nguy hại trong mì đã phần nào bị biến đổi. Ngoài ra, cách này cũng phòng ngừa được lượng Polystyrene thêm nào cơ thể nếu bạn sử dụng loại mì cốc, ly.

Kết luận: chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của mì tôm (mì gói) trong cuộc sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng nó đúng cách; hãy chỉ nên coi mì ăn liền là một loại thức ăn nhanh, dùng khi cấp bách cần thiết. Chứ tuyệt đối không nên sử dụng thường xuyên.

Không thể coi mì tôm là một món ăn hoàn hảo; sử dụng ở bất cứ đâu bất cứ lúc nào. Tác hại của mì tôm sẽ không thể hoành hành nếu chúng ta biết cách sử dụng sao cho phù hợp. Biết kết hợp nó với những món ăn giàu dinh dưỡng khác; để mỗi tô mì bạn ăn có hương vị thơm ngon hấp dẫn hơn mà lại đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.