Trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu khiến các bậc phụ huynh rất mệt mỏi phiền não. Vậy nguyên nhân nào khiến bé vừa bú vừa quấy khóc như vậy ?
Vì sao trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu ?
Rõ ràng việc trẻ quấy khóc như vậy không chỉ khiến các mẹ đau đầu; mà chính các bé cũng bị ảnh hưởng. Bởi việc hấp thu sữa của trẻ cũng không tốt, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, hiện tượng này không hề hiếm gặp. Hầu hết việc các bé vừa bú vừa càu nhàu đều đến từ các nguyên nhân sau đây:
Bé sơ sinh quấy khóc khi bú mẹ do sữa về không đều
Hầu hết chị em phụ nữ lần đầu được làm mẹ đều không biết rằng; sữa mẹ về không đều sẽ khiến cho trẻ vừa bú vừa quấy khóc, càu nhàu.
Trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, vì thế lượng sữa mẹ tiết ra chỉ cần hơi nhanh hoặc hơi chậm chút thôi; cũng đủ khiến bé bị khó chịu, quấy khóc.
Để giúp trẻ bú được thoải mái, không càu nhàu quấy khóc; các mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của bé. Từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
Trong trường hợp sữa mẹ về nhanh sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, ho. Còn nếu sữa về chậm bé sẽ khóc nhiều, không chịu bú tiếp, cong người và dúi vào ngực mẹ.
Khắc phục tình trạng sữa mẹ về không đều
- Với trường hợp sữa ra chậm: Chị em cần cho trẻ bú đúng giờ, kèm theo đó hãy dùng thêm máy hút sữa và thường xuyên mát xa bầu ngực. Những cách trên sẽ giúp dòng sữa mẹ về đều và nhanh hơn.
- Với trường hợp sữa tiết ra quá nhanh: Các mẹ vừa cho bé bú vừa dùng đầu ngón tay ấn vào đầu ngực. Làm như vậy để hạn chế được dòng chảy của sữa; nhờ đó giảm được tốc độ sữa tiết ra. Ngoài ra, đừng giữ nguyên một tư thế cho bé bú quá lâu; nên cho bé bú ngồi vì tư thế này sữa sẽ ra chậm hơn.
Vắt bớt dòng sữa chảy mạnh ban đầu trước khi cho bé bú. Đây cũng là một cách giảm thiểu tình trạng bé vừa bú vừa quấy khóc do sữa về nhiều mà các mẹ có thể tham khảo.
Trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu do đang gắt ngủ
Mặc dù hiếm gặp hơn, thế nhưng cũng không thể loại bỏ việc gắt ngủ ra khỏi những lý do vì sao em bé vừa bú vừa khóc.
Điều này thường xảy ra khi trẻ ngủ chưa đủ giấc; hoặc đang ngủ thì bị đánh thức,… Khi giấc ngủ bị cắt ngang giữa chừng; trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
Trong trường hợp này, nhiều chị em sẽ dỗ bé nín khóc bằng cách cho bé bú ti. Cách này có thể hiệu quả với nhiều bé; thế nhưng cũng có bé không thích, nên quấy khóc.
Bé quằn quại khi bú do khó chịu trong người
Khó chịu trong người là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất giải thích vì sao bé lại trở nên quằn quại khi bú. Nếu mọi ngày em bé nhà bạn vẫn bú rất ngon lành; bỗng dưng hôm đó lại trở nên càu nhàu, quấy khóc. Thì rất có thể nguyên nhân là do bé bị khó chịu trong người gây ra.
Có thể là trẻ bị ốm, bị ngạt mũi, bị sốt, sổ mũi hoặc bị côn trùng đốt, xước da… Những nguyên nhân này khiến trẻ cảm thấy không được thoải mái. Vì vậy, trẻ ăn không ngon nên sẽ dễ vừa bú vừa càu nhàu.
Bên cạnh đó, cũng không thể loại trừ khả năng trẻ bị khó chịu do những tác động từ môi trường bên ngoài lên da; như: bị các loại côn trùng đốt, viêm da dị ứng, hoặc da trẻ bị cọ xát vào vật sắc nhọn nào đó gây trầy xước.
Chắc chắn rằng khi bị bệnh, cơ thể trẻ sẽ vô cùng khó chịu; liên tục quấy khóc không thể dỗ được. Khi đó, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế về nhi khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Hãy bỏ ngay ý định tự mua thuốc về chữa bệnh cho trẻ tại nhà; nếu như không có đủ kiến thức về y khoa nha các mẹ. Bởi điều đó chỉ càng khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn; gây khó khăn cho các bác sĩ về sau.
Vì sao em bé vừa khóc vừa bú – do được uống thêm sữa ngoài
Không ít đứa trẻ ngay từ khi mới lọt lòng mẹ đã phải nằm trong lồng kính. Những đứa trẻ này đương nhiên không thể bú mẹ được mà chỉ có thể bú bình.
Các em bé mới sinh rất dễ quen; vì thế chỉ sau vài hôm bú bình bú bình là trẻ không còn quen với sữa mẹ nữa. Bởi vậy, một khi đã bú bình quen rồi; trẻ sẽ không thích sữa mẹ nữa. Dẫn đến việc em bé vừa bú mẹ vừa càu nhàu, quấy khóc.
Rất nhiều bà mẹ có thói quen cho trẻ uống thêm các loại sữa bột hay sữa công thức. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc trẻ lười bú, vừa bú vừa càu nhàu. Lý do là vì sau khi uống sữa ngoài trẻ đã no rồi; vì thế khi mẹ cho trẻ bú thì trẻ không còn thích thú nữa.
Việc cho trẻ bú song song cả sữa mẹ lẫn sữa ngoài sẽ khiến trẻ bú sữa mẹ ít hơn. Lâu dài sẽ làm giảm khả năng tiết sữa từ tuyến vú của mẹ; kéo theo lượng sữa mẹ giảm đi, không đủ cho nhu cầu của trẻ.
Để đảm bảo nhất, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng: hãy cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Bởi đơn giản, dòng sữa mẹ là quý giá nhất; không một loại sữa bột nào có thể sánh bằng được. Chỉ có bú sữa mẹ, trẻ mới có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất.
Bé vừa bú vừa giãy do không quen bú sữa mẹ
Có không ít trường hợp do người mẹ quá ít sữa, không đủ cho con bú. Vì vậy đành phải lựa chọn giải pháp cho trẻ bú bình.
Bên cạnh đó cũng có nhiều mẹ, do quá tất bật với công việc; không thể ở nhà cho con bú đúng giờ được. Hoặc các mẹ có việc đột xuất phải đi công tác xa nhà. Khi đó chị em thường chọn cách vắt sữa tích trữ sẵn; rồi nhờ mọi người trong gia đình cho vào bình để trẻ bú. Lâu dần khiến trẻ có thói quen bú bình. Khi mẹ cho bú thì cảm thấy không quen và không thích.
Nhiều chị em khi thấy con không chịu bú sữa mẹ; thì thử để cho trẻ đói nhằm buộc trẻ phải bú mẹ. Tuy nhiên, do không quen bú sữa mẹ; vì thế em bé nhất định không bú và càu nhàu. Bé chỉ ngừng quấy khóc khi được bú bình.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé vừa bú vừa quấy khóc như:
- Đầu ti của mẹ quá nhỏ hoặc quá to, hay bị thụt sâu khiến bé khó bú.
- Sữa mẹ có mùi lạ (ảnh hưởng do thực phẩm mẹ ăn hàng ngày).
Trẻ sơ sinh khóc không chịu bú do đầu ti, sữa mẹ có mùi lạ
Có nhiều vấn đề ở đầu ti của mẹ làm cho trẻ vừa bú vừa càu nhàu. Đó có thể là do kích thước đầu ti của mẹ quá lớn hay quá nhỏ, hoặc đầu ti bị ngắn. Khiến cho trẻ gặp khó khăn khi bú và quấy khóc.
Ngoài ra, trong thời gian cho con bú nếu chị em ăn nhiều loại đồ ăn lạ, có mùi nồng. Thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khiến sữa mẹ cũng có mùi lạ; làm trẻ bỏ bú.
Vì vậy, chế độ ăn uống hàng ngày khi cho con bú rất quan trọng. Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ, tránh ăn uống linh tinh.
Trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu phải làm sao
Vậy phải làm thế nào nếu bé sơ sinh quấy khóc khi bú mẹ ? Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa nhi gửi tới các bà mẹ:
- Tư thế khi bú sữa mẹ của em bé rất quan trọng. Các mẹ hãy chú ý làm sao để trẻ bú được thoải mái nhất. Như vậy con sẽ ăn nhiều hơn đấy.
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh khóc không chịu bú do bị ốm, sốt; các mẹ nên đưa con đi khám và kiểm tra sớm. Như vậy trẻ mới nhanh chóng hồi phục.
- Điều chỉnh lượng sữa mẹ ra đều, không quá nhanh hay quá chậm; để trẻ dễ bú. Chị em có thể mát xa nhẹ nhàng vùng ngực khi cho con bú; như vậy lượng sữa sẽ tiết ra đều hơn.
- Ăn nhiều món ăn lợi sữa hơn; giúp tăng chất lượng và số lượng sữa cho trẻ bú.
- Hạn chế ăn những món ăn có mùi nồng; bởi dễ khiến sữa có mùi.
- Sữa mẹ bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy hãy cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Chỉ nên sử dụng sữa bình trong những tình huống bất khả kháng.
Trong trường hợp bé quằn quại khi bú do ti mẹ quá to, quá nhỏ hoặc ngắn. Chị em hãy từ từ tập cho bé quen dần. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng các thiết bị hỗ trợ ti; giúp trẻ bú thoải mái hơn.
Các mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên trẻ, để trẻ quen hơi mẹ. Khi đó, nhóc nhà bạn sẽ bú ngoan hơn nhiều đấy.
Đó là tất cả những kinh nghiệm dành cho các mẹ khi trẻ vừa bú vừa càu nhàu. Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể góp phần giúp em bé nhà bạn bớt quấy khóc và hay ăn chóng lớn hơn.