Khi nào nên nghỉ việc tìm môi trường mới? nếu bạn thấy bản thân có những dấu hiệu sau đây, tốt nhất bạn nên dũng cảm thay đổi công việc ngay.
Chắc chắn rằng khi đi làm, tất cả chúng ta đều có chung một mục tiêu là gắn bó lâu nhất có thể với công việc mình chọn; hoặc chí ít là đến khi tích lũy đủ những kinh nghiệm cần thiết. Thế nhưng, cuộc sống thực tế đôi lúc không thể hoàn hảo như trong suy nghĩ của bản thân được. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta muốn tìm kiếm một công việc mới ngay lập tức bằng bất cứ giá nào.
Dấu hiệu nên thay đổi công việc ngay lập tức
Khi bạn cảm nhận thấy bản thân rơi vào một trong những trường hợp sau đây; thì hãy cân nhắc về đến chuyện nghỉ việc. Đừng bận tâm đến những điều tiếng hay lời dị nghị gì cả. Hãy thay đổi vì chính bản thân mình bạn nhé.
1. Công việc quá nhàn hạ
Nếu công việc hiện tại của bạn quá nhàn hạ, đơn giản; không giúp bạn phát huy được điểm mạnh và nâng cao kỹ năng công việc của bản thân. Thì lời khuyên chân thành dành cho bạn là hãy viết đơn xin nghỉ việc ngay.
Đừng để sự nhàn dỗi hiện tại đánh lừa bạn. Làm một công việc như vậy quá lâu chỉ kìm hãm sự phát triển của bạn lại mà thôi. Đồng nghĩa với việc bạn đang để công việc giới hạn tiềm năng của mình.
Hãy nhớ rằng không gì là mãi mãi cả. Công việc hiện tại của bạn cũng vậy; bạn có chắc rằng có thể làm nó cả đời không ? Nếu không có sự thay đổi, làm mới bản thân; thì đến một ngày nào đó bạn cũng sẽ bị đào thải.
Vì thế, hãy thay đổi bản thân ngay khi còn có thể nhé. Đừng chọn an nhàn trong khi còn có thể chịu vất vả được.
2. Không đúng với đam mê của bạn
Nếu mỗi ngày đến công ty với bạn chỉ là “chuỗi ngày được chấm công”. Công việc đó không mang lại cho bạn sự hứng khởi, đam mê; thì bạn cũng không thể nào phát huy hết 100% khả năng của mình được. Và đây chính là lúc bạn nên nghĩ đến chuyện thay đổi công việc.
Đừng tự biện minh cho bản thân bằng lý do “đam mê của tôi là tiền”. Tất nhiên tiền rất quan trọng, mục đích đi làm đến cuối cùng cũng chỉ vì tiền. Nhưng nếu vì tiền mà làm một công việc không đúng với đam mê của bản thân; bạn sẽ không thể đặt tất cả tâm sức và thời gian vào nó.
Từ đó hiệu quả công việc không được như mong muốn. Đương nhiên, khi bạn làm việc không tốt thì lương tháng của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và không được như mong muốn rồi.
3. Môi trường làm việc không phù hợp
Nếu thấy môi trường làm việc không phù hợp với bản thân; thì đây cũng là một dấu hiệu nên nghỉ việc mà bạn cần cân nhắc. Đi làm là phải cảm thấy vui vẻ, yêu đời; mỗi ngày đến công ty là một ngày vui thì mới làm tốt công việc của mình được.
Còn đi làm mà chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ, ngóng chờ từng giây từng phút để đi về; thì tốt nhất bạn hãy mạnh dạn nghỉ việc và tìm kiếm một môi trường phù hợp hơn với mình.
Những môi trường làm việc quá nhiều drama, chia bè kéo phái hiềm khích nhau; không giúp đỡ nhau cùng phát triển là nơi mà bạn cần tránh khi đi tìm việc.
4. Khi nào nên nghỉ việc ? Không có cơ hội thăng tiến
Cơ hội thăng tiến ở đây không chỉ gói gọn trong việc được tăng lương, thăng chức. Mà sự phát triển còn nằm ở nhiều khía cạnh khác. Ví dụ như bạn được tham gia vào một dự án mới; nhận được sự hướng dẫn tận tình từ cấp trên và đồng nghiệp; được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng.
Vậy công ty hiện tại của bạn thế nào ? bạn có nhận được những cơ hội trên không ? Nếu đáp án là không, thì đây chính là thời điểm nên nghỉ việc của bạn đấy.
5. Tình hình phát triển của công ty không khả quan
Hãy dành chút thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty ra sao; đường hướng phát triển mà lãnh đạo đề ra và cách họ thực hiện như thế nào.
Bạn hoàn toàn có quyền tìm kiếm cơ hội tại những công ty có tiềm năng phát triển và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Thay vì cứ mãi dậm chân tại một nơi u tối, không nhìn thấy tương lai.
6. Không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp
Đồng lương hàng tháng rất quan trọng, nhưng bạn cũng đừng vì thế mà bất chấp tất cả để đạt được nó. Nếu nơi bạn làm việc đang vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức nghề nghiệp; thì đừng hỏi khi nào nên nghỉ việc nữa mà hãy xin nghỉ ngay lập tức.
Hãy nhớ một điều là: Giá trị của bản thân đáng quý hơn rất nhiều so với đồng lương hàng tháng. Vì thế đừng bao giờ bán rẻ nó nhé.
7. Đãi ngộ không tương xứng với đóng góp của bạn
Một trong những lý do phổ biến nhất để chúng ta dũng cảm nghỉ việc đó là để tìm một công việc mới với mức đãi ngộ tốt hơn. Đây là chuyện hết sức bình thường, bởi muốn phát triển chúng ta phải thay đổi.
Trên thực tế, chắc hẳn rất nhiều bạn đã từng rơi vào tình trạng dù đã gắn bó với công ty lâu năm; nhưng mức thu nhập lại thấp hơn rất nhiều những người mới vào. Càng những người vào sau thì mức lương nhận được lại cao hơn người trước.
Khi bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc; thì có thể chấp nhận mức thu nhập thấp một chút. Bù lại bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và nâng tầm bản thân.
Tuy nhiên, khi đã có vài năm kinh nghiệm rồi; thì tuyệt đối đừng bao giờ hạ thấp năng lực của bản thân nữa. Nếu bạn thấy đãi ngộ của công ty hiện tại chưa tương xứng với đóng góp của bạn; hãy lên tiếng để đòi quyền lợi cho bản thân.
Trong trường hợp nguyện vọng của bạn không được cấp trên đồng ý, hoặc có được cải thiện nhưng không đáng kể thì bạn biết phải làm gì rồi đấy. Không cần phải hỏi khi nào nên nghỉ việc nữa đâu, hãy làm ngay đi. Sau đó tìm kiếm một công ty thật sự chân trọng khả năng của bạn.
8. Mạnh dạn xin nghỉ việc để giải thoát mọi áp lực
Phần lớn mọi người đều có chung một quan điểm, đó là mạnh dạn nghỉ việc chính là sự giải thoát cho mọi áp lực mà họ đang phải chịu đựng.
Tất nhiên nếu công việc đang diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì chẳng ai lại có suy nghĩ đến vấn đề nên nghỉ việc khi nào cả. Mặc dù những khó khăn thử thách là một phần không thể thiếu của công việc. Nhưng khi mọi thứ vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân; thì nghỉ việc sẽ là giải pháp thích hợp dành cho bạn.
Tất cả những áp lực từ công việc đè nén lên bạn bấy lâu nay sẽ kết thúc sau khi bạn xin nghỉ việc.
9. Muốn tìm kiếm những điều mới mẻ hơn trong sự nghiệp
Để đi đến quyết định đổi nghề chắc chắn là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bản thân không phù hợp, không đủ khả năng đạt được những thành tựu với công việc hiện tại. Lúc này hãy mạnh dạn xin nghỉ việc và tìm kiếm một nghề nghiệp phù hợp với bản thân hơn.
Để bắt đầu lại từ đầu với một nghề nghiệp hoàn toàn mới thậm chí còn khó khăn hơn khi bạn quyết định nghỉ việc rất nhiều. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch thật tỉ mỉ.
Hãy dành thời gian tìm hiểu những kiến thức cần thiết cho công việc mới mẻ sắp tới của bạn. Nó sẽ giúp bạn sớm thích nghi với sự thay đổi quan trọng này.
10. Vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến công việc
Đối với thắc mắc khi nào nên nghỉ việc ? thì bên cạnh những lý do phổ biến như lương lậu, môi trường làm việc… thì cũng có thể đến từ những nguyên nhân bất khả kháng như gặp vấn đề về sức khỏe, hay bận bịu với công việc kinh doanh riêng.
Khi cảm thấy quỹ thời gian của bản thân trở nên quá eo hẹp; không còn có thể xoay sở làm nhiều việc được nữa. Thì đây chính là dấu hiệu nên nghỉ việc ngay mà bạn nên lưu tâm.
11. Tìm thấy một công việc tốt hơn
Dù công việc hiện tại có đang ổn định, tuy nhiên nếu có cơ hội chuyển tới một công ty đãi ngộ tốt và có cơ hội thăng tiến hơn, thì bạn hãy nắm bắt cơ hội.
Công ty cũ có thể rất tốt, nhưng bạn cũng không làm gì sai nếu lựa chọn chuyển đến nơi khác phù hợp hơn. Trong trường hợp này thì hãy xin nghỉ thật văn minh và chan hòa nhất nhé.
Nếu có một trong những lý do sau đây, bạn nên cân nhắc nhảy việc:
- Công ty mới đáp ứng mức lương cao hơn
- Chế độ phúc lợi cho nhân viên (thưởng, bảo hiểm, du lịch, nghỉ phép…)
- Sự linh hoạt trong công việc
- Thời gian đi làm ngắn hơn
- Có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn.
Tuy nhiên, trước khi nghỉ việc, hãy đàm phán ổn thỏa với phía công ty mới. Đừng quyết định quá vội vàng dựa trên lời nói xuông của người quen, bạn bè.
12. Sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng
Hãy để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, nếu đã quá chán nản với công việc hiện tại; không còn quá nhiều động lực để phấn đấu, thậm chí cảm thấy sợ việc đi làm. Thì đây là lúc bạn nên dũng cảm nghỉ việc và tìm cho mình một chân trời mới.
13. Cảm thấy tương lai mù mịt
Cũng giống như lý do nghỉ việc do tình hình phát triển của công ty không khả quan. Nếu bạn đi làm mà không thể hình dung một cách rõ ràng về tương lai của bản thân tại đây; thì cũng nên cân nhắc đến chuyện xin nghỉ việc.
14. Không muốn bạn bè, người thân đến làm cùng
Nếu môi trường làm việc thực sự tốt, chắc chắn bạn sẽ hứng thú giới thiệu và rủ rê bạn bè người thân vào làm cùng. Ngược lại, nếu bạn bè người thân ngỏ ý muốn tìm hiểu về công ty của bạn; mà điều đầu tiên bạn nghĩ đến là khuyên họ đừng dấn thân vào đây. Thì bạn hãy suy nghĩ lại về công việc mình đang làm nhé.
Trước khi nghỉ việc nên làm gì ?
Khi đi đến quyết định nghỉ việc, có nghĩa là bạn sẽ chuẩn bị bỏ lại tất cả những kỷ niệm, những người đồng nghiệp (dù tốt xấu thế nào) lại phía sau. Nếu như bạn đang không biết làm thế nào để ra đi một cách êm đềm nhất; thì đây là những điều bạn nên làm trước khi nghỉ việc.
1. Giữ bí mật về quá trình tìm việc
Kể cả với những người đồng nghiệp thân thiết nhất bạn cũng nên giữ bí mật. Vì không có gì đảm bảo rằng thông tin bạn sắp nghỉ việc sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Bởi vậy, một khi mọi thứ vẫn chưa chắc chắn thì đừng vội tiết lộ thông tin này với bất kỳ ai; nếu như không muốn gây rắc rối cho bản thân. Tốt nhất bạn hãy làm việc bình thường như không có chuyện gì xảy ra cả; giữ thái độ hòa nhã và âm thầm tìm kiếm công việc mới.
2. Chuẩn bị sẵn sàng để bàn giao công việc
Tất nhiên sau khi xin nghỉ, bạn sẽ có khoảng thời gian cần thiết để chuyển giao công việc đang làm cho một người đồng nghiệp khác. Dù vậy, nếu đã xác định được khi nào nên nghỉ việc; bạn hãy bắt đầu lưu dần hồ sơ công việc, dự án đang đảm nhận.
Nhớ note lại cả những thuận lợi khó khăn để người tiếp nhận có cái nhìn tổng thể. Từ đó nhanh chóng vào guồng công việc hơn.
3. Xóa thông tin cá nhân trên máy tính công ty
Trong trường hợp bạn sử dụng máy tính của công ty để làm việc; thì đương nhiên sau khi nghỉ việc bạn sẽ phải trả lại nó. Hãy dọn dẹp sạch sẽ dữ liệu cá nhân của bạn trước khi bàn giao lại cho công ty nhé.
Những dữ liệu bạn cần xóa bao gồm những thông tin cá nhân như: CV xin việc, tài khoản mạng xã hội, lịch sử truy cập web, những file ảnh không liên quan đến công việc,… Điều này không chỉ bảo vệ sự riêng tư cho bạn; mà còn tránh những hiểu nhầm có thể xảy ra.
4. Viết đơn xin nghỉ việc
Khi đã sẵn sàng ra đi, hãy chuẩn bị đơn xin nghỉ việc thật tỉ mỉ. Điền đầy đủ những thông tin cần thiết như thời gian xin thôi việc, những công việc bàn giao lại gồm những gì…
Cuối cùng đừng quên gửi lời cảm ơn đến công ty vì đã tạo điều kiện để bạn phát triển năng lực bản thân trong suốt thời gian làm việc tại đây. Lời cám ơn nên ngắn gọn xúc tích; đừng viết dài lê thê dẫn đến lạc đề bạn nhé.
5. Làm rõ những khoản thưởng còn lại với công ty
Nếu công việc của bạn có được thưởng doanh số và chưa được quyết toán hết. Thì hãy thống kê chi tiết lại và báo cáo cấp trên trước khi nghỉ việc nhé.
6. Sử dụng nốt ngày nghỉ phép
Nếu như vẫn còn dư ngày nghỉ phép, hãy tận dụng chúng để rút ngắn thời gian làm việc còn lại ở công ty. Như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian để thư giãn, nạp lại năng lượng; để sẵn sàng bước vào một cuộc hành trình mới mẻ phía trước.
7. Làm mới bản thân
Đây là lúc bạn nên đầu tư cho bản thân một chút; nên sắm sửa vài bộ quần áo mới, chải chuốt đầu tóc, dưỡng da cẩn thận. Cân bằng lại thời gian nghỉ ngơi và làm việc để ổn định lại tinh thần. Giúp bạn trở nên dồi dào năng lượng; sẵn sàng bước vào hành trình mới trong cuộc đời.
8. Kiên định với lập trường của mình
Thông thường, khi một nhân viên tốt xin nghỉ việc; bên phía công ty cũ sẽ có động thái thương lượng để giữ chân nhân viên. Họ có thể đưa ra một lời đề nghị với mức lương mới cao hơn, phúc lợi tốt hơn… Nếu không kiên định với lập trường của mình thì sẽ dễ xuôi lòng.
Lời khuyên dành cho bạn là một khi đã quyết định nghỉ và nộp đơn rồi thì đừng nghĩ đến chuyện “quay xe” nữa. Bởi một khi lá đơn thôi việc đã được gửi đi thì mọi thứ đã không còn được như trước nữa rồi.
Hãy luôn ghi nhớ lý do đưa bạn đến quyết định nghỉ việc và những cơ hội phát triển ở công ty mới để không bị dao động. Một lời từ chối khéo léo đề nghị từ công ty cũ vừa giúp bạn đạt được mục đích nghỉ việc mà không gây mất hòa khí.
9. Tránh xa khỏi những thị phi
Trước khi rời khỏi công ty cũ, bạn hãy tập trung bàn giao công việc thật nghiêm túc và chi tiết. Đồng thời tránh xa những chuyện ồn ào, những lời rèm pha không đáng có.
Thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân cho đến phút cuối cùng sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng những người đồng nghiệp và sếp cũ. Biết đâu đấy, sau này 2 bên lại có dịp hợp tác với nhau thì sao.
10. Gửi lời chào tạm biệt
Điều cuối cùng bạn cần làm trước khi rời khỏi công ty là gửi lời chào tạm biệt và cám ơn tới đồng nghiệp và lãnh đạo. Bạn có thể gửi lời từ biệt trực tiếp, gửi tin nhắn qua nhóm chung; hoặc mua chút hoa quả, trà sữa mời mọi người thay cho lời chào.
Có nên nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới không ?
Tất nhiên khi đã đi đến quyết định nghỉ việc, thì điều bạn cần làm tiếp theo là tìm kiếm cho mình một công việc mới. Lúc này, rất nhiều bạn cảm thấy phân vân không biết có nên nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới không ? và khi nào nên nghỉ việc công ty cũ thì hợp lý.
Đối với vấn đề này, có nhiều quan điểm khác nhau. Thông thường chúng ta nên tìm cho mình công việc mới trước khi nộp đơn nghỉ việc. Như vậy có thể yên tâm rằng sau khi nghỉ việc là có thể bắt đầu công việc mới ngay được Mặc dù vậy, nghỉ việc trước rồi mới đi tìm việc cũng có những ưu điểm riêng của nó.
Chúng ta hãy đánh giá những ưu và nhược điểm của nghỉ việc trước sau đây. Từ đó cân nhắc xem nên xin nghỉ việc khi nào cho hợp lý nhé.
Ưu điểm của nghỉ việc trước khi tìm được việc mới
Trút bỏ gánh nặng
Nếu như đã quá chán ghét công việc hiện tại; tốt nhất bạn nên nghỉ sớm nhất có thể. Bất kể lúc đó đã tìm được việc mới hay chưa. Điều đó coi như sự giải thoát cho chính bản thân mình khỏi những cảm xúc tiêu cực mà công việc cũ mang lại. Khi đã trút bỏ được gánh nặng, tinh thần của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn.
Nghỉ nơi hồi phục năng lượng
Ngay cả máy móc cũng có lúc cần nghỉ ngơi, con người cũng vậy thôi. Sau một thời gian làm việc không biết mệt mỏi; đây sẽ là một quãng nghỉ cần thiết để bạn nạp lại năng lượng, sẵn sàng cho những kế hoạch mới.
Dành thời gian lên kế hoạch cho bản thân
Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian nghỉ khi đang tìm việc mới này để lên kế hoạch cho những dự định trong tương lai thật chi tiết và cẩn thận.
Quá vội vàng hấp tấp tìm kiếm công việc mới có thể khiến bạn mắc sai lầm. Hãy nghỉ ngơi 1 thời gian, chuẩn bị kỹ càng hơn để đi phỏng vấn cũng như cân nhắc lựa chọn công việc phù hợp với mình nhất.
Rủi ro nếu nghỉ việc khi chưa có việc mới
Phía trên là những ưu điểm, còn bây giờ sẽ đến những rủi ro khi nghỉ việc mà chưa tìm được công việc mới.
Gánh nặng cơm áo gạo tiền
Mỗi ngày chưa tìm được việc mới là một ngày không có thu nhập. Nếu công việc cũ là nguồn thu nhập chính của bạn thì thời gian nghỉ này sẽ rất khó khăn về kinh tế đấy. Bạn có thể phải tiêu thâm hụt vào những khoản tiết kiệm. Nếu nghỉ việc quá lâu bạn sẽ thâm hụt một khoản tiền kha khá đấy.
Khoảng trống trong hồ sơ công việc.
Nếu thời gian nghỉ trong lúc tìm việc mới của bạn quá dài, nó sẽ trở thành một khoảng trống trong hồ sơ của bạn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV của bạn.
Ngoài ra, nghỉ quá lâu còn khiến các kỹ năng chuyên môn của bạn bị mai một đi. Đến khi đi làm lại bạn sẽ mất thời gian để xem lại kiến thức và thích nghi chậm hơn với công việc.
Nói tóm lại, có nên nghỉ việc khi chưa tìm được việc mới không còn phụ thuộc vào tính toán và quyết định của bạn. Hãy hình dung trước những tình huống có khả năng xảy ra sau khi bạn nghỉ việc. Từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất cho sự nghiệp của mình.
Qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết khi nào nên nghỉ việc rồi đúng không. Nếu thấy có những dấu hiệu trên, bạn nên mạnh dạn xin nghỉ việc và tìm kiếm cho mình một cơ hội mới nhé. Cuộc sống luôn thay đổi, nếu bạn cứ dậm chân tại chỗ thì sớm hay muộn cũng sẽ bị đào thải mà thôi.