Bà bầu bị đau bụng đi ngoài là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời gian mang thai. Vậy đau bụng đi ngoài khi mang thai xử lý thế nào.
Nhiều người thường nghĩ, trong suốt thai kỳ “táo bón” là một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa mà nhiều người gặp phải nhất. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bà bầu bị đau bụng đi ngoài.
Vấn đề này nếu xuất hiện ở mức độ nặng, khiến cơ thể mất nước. Thì chúng không chỉ là một rối loạn tiêu hóa thông thường; mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, để có biện pháp xử trí kịp thời khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài; mời bạn cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài do đâu ?
Các bác sỹ chuyên khoa cho rằng, bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: đầy bụng, khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Vấn đề này có thể xuất hiện do một vài nguyên nhân sau:
Do thực phẩm không đảm bảo
Co thể phụ nữ thường thay đổi khi mang thai và chế độ ăn uống cũng vậy. Bà bầu thường có những thay đổi về sở thích ăn uống khác thường ngày. Do đó rất dễ nạp phải những loại thực phẩm không tốt vào cơ thể.
Ăn phải những loại thực phẩm không vệ sinh không đảm bảo; không được chế biến và bảo quản đúng cách. Đó chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau bụng đi ngoài.
Nếu bạn dung nạp các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; ôi thiu hay bảo quản không tốt sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích ứng. Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ kéo theo vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; bà bầu dễ gặp phải tình trạng bị đau bụng đi ngoài khi mang thai.
Mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài do nhiễm trùng
Hệ tiêu hóa bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào; đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài cho bà bầu.
Vậy bệnh đường tiêu hóa ở bà bầu do loại vi sinh vật nào gây ra. Nếu nhắc đến loại vi khuẩn nguy hiểm nhất phải kể đến là E.Coli, Salmonella và Rotavirus. Triệu chứng thường thấy khi bị nhiễm những loại vi khuẩn, virus này thường là đau bụng, tiêu chảy trong một vài ngày, có thể kèm theo sốt và nôn.
Không dung nạp Lactose
Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng đi ngoài; cũng như gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Đó là sử dụng các thực phẩm có chữa lactose.
Đặc biệt, gần như toàn bộ mẹ bầu đều sử dụng các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai. Khi đó, lượng đường lactose có trong sữa sẽ không được phân hủy mà chuyển xuống ruột già.
Các loại vi khuẩn khi ở trong ruột già sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Đó là lý do tại sao mẹ bầu thường gặp biểu hiện bất thường về hệ tiêu hóa; đáng chú ý nhất là đau bụng, đầy hơi, đi ngoài.
Do những thay đổi của cơ thể
Khi mang bầu, các cơ ruột của chị em sẽ được thả lỏng; do sự thay đổi của các hormone. Chính bởi vậy quá trình tiêu hóa sẽ không thể nhanh như bình thường được.
Nếu các mẹ nạp quá nhiều đồ ăn vào cơ thể; hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị. Sẽ rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu và đau bụng; vì lẽ đó bà bầu bị đau bụng đi ngoài là tình trạng dễ thấy.
Không những thế, hệ miễn dịch toàn cơ thể của chị em cũng bị suy yếu đi rất nhiều khi mang thai. Điều đó làm cho các loại sinh vật ngoại lai dễ dàng tấn công và xâm nhập vào cơ thể hơn.
Bị đau bụng đi ngoài khi mang thai phải làm sao?
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nặng nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, độ tuổi thai, điều kiện sức khỏe… sẽ có tác động đến em bé ở trong bụng.
Đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ, mẹ bầu chỉ bị đau bụng lâm râm; đau thành cơn nhẹ hoặc tiêu chảy đi ngoài 1-2 lần trong ngày rồi hết. Thế nhưng, với những mức độ nặng hơn, biểu hiện đau quặn bụng, chướng bụng; đi ngoài phân có máu, nôn mửa và sốt sẽ xuất hiện.
Do đó, mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài cần theo dõi số lần đi ngoài; đặc điểm của chất thải xem có biểu hiện gì bất thường không. Nếu như không biết xử lý như thế nào, tốt nhất các gia đình nên đưa mẹ bầu đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa; để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Ngoài ra, để giảm thiểu các tình trạng đau bụng, chướng bụng thì bà bầu bị đau bụng đi ngoài cần lưu ý:
Uống nhiều nước
Nếu bị tiêu chảy, mẹ nên cung cấp nhiều nước cho cơ thể hơn bình thường. Cùng với đó, hãy uống thêm nước điện giải (oresol) để bù đắp lượng nước cần thiết.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bà bầu uống thêm men tiêu hóa và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.
Cân bằng chế độ ăn uống
Để tránh bị đau bụng đi ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bằng cách “ăn chín, uống sôi”. Không nên nạp vào cơ thể những thực phẩm sống, có hại như gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…
- Tránh ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.
- Bổ sung một số thực phẩm giảm đau bụng, tiêu chảy khi mang thai, bao gồm: ổi, nước cà rốt, nước gạo rang.
- Mẹ bầu nên ăn ít, chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa; thay vì chia thành 3 bữa chính như bình thường.
- Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; để phòng tránh sự lây lan của các vi sinh vật có hại vào hệ tiêu hóa.
- Với những ai có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay và đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khó tiêu hóa.
Khi nào mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ ?
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, sức đề kháng của mẹ bầu khi mang thai yếu hơn rất nhiều. Chính vì thế, việc mắc phải các bệnh đường tiêu hóa như đau bụng đi ngoài khi mang thai là không tránh khỏi được.
Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt. Có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển; nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.
Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Nếu đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 2 – 3 ngày, bạn cần đến bác sĩ khám ngay. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc một cách bừa bãi vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chị em đang mang thai gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý ngay, trong trường hợp cụ thể là:
- Đi ngoài phân lỏng trên 5 lần 1 ngày.
- Triệu chứng không được cải thiện sau vài ngày.
- Tình trạng đau bụng kích hoạt ở mức dữ dội, khó kiểm soát.
- Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng: môi miệng khô, nước tiểu sậm màu, khát nước liên tục, đau đầu, chóng mắt,…
Khi tới các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ có phương án xử lý điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất. Nếu tình trạng bà bầu bị đau bụng đi ngoài hình thành bởi các vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ thăm khám.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài không nên quá lo lắng; bởi chỉ cần can thiệp đúng cách và thăm khám kịp thời; thì các vấn đề rủi ro sẽ không có cơ hội phát sinh. Điều quan trọng nhất là chị em cần tới đúng cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi có những dấu hiệu bất thường.