15 Cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng loại bỏ tắc mũi ngay lập tức

Cách chữa nghẹt mũi nhanh và hiệu quả nhất là gì ? Để nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khó chịu này hãy cùng tìm hiểu 15 mẹo chữa tắc mũi dưới đây nhé.

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng tình trạng nghẹt mũi là kết quả đến từ sự tích tụ dịch nhầy trong mũi. Tuy nhiên, Nguyên nhân khiến mũi bị tắc lại là vì các mạch máu trong xoang bị viêm. Tình trạng viêm này xuất phát từ việc bạn bị cảm lạnh, cám cúm, dị ứng hay nhiễm trùng xoang.

Cách chữa nghẹt mũi ngay lập tức nên tham khảo

Hiện tượng nghẹt mũi rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và gây cảm giác vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Cũng vì thế, mỗi khi bị tắc mũi, nghẹt mũi, mọi người đều cuống cuồng đi tìm cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng. Với mong muốn có thể thoát khỏi tình trạng này ngay lập tức.

Cách chữa nghẹt mũi ngay lập tức tại nhà
Cách chữa nghẹt mũi ngay lập tức tại nhà

Bất kể bạn bị nghẹt mũi vì nguyên nhân gì thì cũng sẽ có cách xử lý tốt nhất. Hãy cùng Tuti Health tìm hiểu 15 cách chữa nghẹt mũi ngay lập tức để sớm thoát khỏi sự bức bối này.

1. Nghẹt mũi bấm huyệt nào 

Khi bị tắc nghẹt mũi, đừng vội vàng tìm đến hiệu thuốc. Bạn hoàn toàn có thể giả quyết nó một cách nhanh chóng bằng liệu pháp massage, bấm huyệt. Các vị trí huyệt đạo bạn cần day ấn để trị nghẹt mũi bao gồm: huyệt hợp cốc, ấn đường và nghinh dương, nhân trung.

1.1 Huyệt hợp cốc

Huyệt đạo này nằm ngay vị trí chính giữa khe nối của ngón cái và ngón trỏ. Massage vào huyệt này sẽ giúp thông khiếu, khu phong, tán nhiệt, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hạ sốt.

Sử dụng tay phải day bấm với lực mạnh vào huyệt hợp cốc trong vòng 1-3 phút; sau đó làm tương tự với bên tay còn lại.

1.2 Huyệt ấn đường

Vị trí của huyệt này là ở điểm đầu của sống mũi; ngay vị trí giữa 2 chân mày. Nếu một ngày bạn bị tắc mũi, hãy dùng ngón tay cái day ấn mạnh vào huyệt đạo này 1-2 phút để làm nóng huyệt.

Thực hiện như thế đều đặn vài lần mỗi ngày; tình trạng tắc mũi sẽ giảm rõ rệt và bạn sẽ thấy dễ chịu hơn đấy.

1.3 Huyệt nhân trung

Huyệt này nằm ngay giữa rãnh mũi. Chỉ cần massage nhẹ nhàng ít phút cùng với day ấn huyệt nhân trung; tình trang tắc nghẹt mũi của bạn sẽ giảm đáng kể đấy. Bên cạnh đó, nó còn giúp ngăn ngừa sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang; giúp bạn thở dễ dàng hơn.

1.4 Huyệt nghênh dương

Day bấm huyệt nghinh dương là phương pháp hữu hiệu giúp khai thông mũi; nhờ đó bạn có thể hỉ mũi dễ dàng hơn. Nó nằm ở ngay bên cạnh cánh mũi, chỉ cách mũi tầm 0,8cm.

Sử dụng tay day thẳng góc vào huyệt nghênh dương ở cả 2 bên cánh mũi khoảng 2-3 phút. Tiếp theo hãy xoa dầu vào để huyệt đạo được giữ ấm.

Mẹo trị tắc mũi nhờ phương pháp day bấn huyệt mặc dù hiệu quả rất nhanh. Tuy nhiên nó chỉ thành công nếu như bạn thực hiện đúng cách, bấm đúng vị trí huyệt; ngược lại sẽ dẫn đến phản tác dụng.

Do đó, khi thực hiện cách chữa nghẹt mũi này cần phải cẩn thận. Tốt nhất là nên nhờ đến sự trợ giúp từ thầy thuốc hay các nhà vật lý trị liệu; để thao tác bấm huyệt của bạn được chính xác nhất.

2. Hết tắc mũi với máy tạo độ ẩm

Có thể bạn chưa biết, độ ẩm không khí tốt nhất cho hô hấp là từ 40 – 60%. Nếu như tỉ lệ này giảm xuống dưới 40%; khi đó chất nhầy tồn tại trong mũi bạn sẽ khô lại. Điều đó khiến tình trạng nghẹt mũi xảy ra.

Hết tắc mũi với máy tạo độ ẩm
Hết tắc mũi với máy tạo độ ẩm

Nghẹt mũi sẽ khiến hệ hô hấp của bạn gặp trở ngại. Ngoài ra, lượng chất nhầy này tồn đọng quá nhiều cộng với độ ẩm thấp; chính là môi trường thuận lợi để hàng loạt loại vi khuẩn phát triển. Dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp; các mô trong mũi bị kích thích gây tắc mũi.

Máy tạo độ ẩm có tác dụng bổ sung độ ẩm không khí một cách tối ưu và nhanh nhất. Với cơ chế hoạt động là chuyển đổi nước thành hơi ẩm rồi từ từ hòa vào không khí; làm độ ẩm trong phòng tăng lên.

Không khí ẩm có khả năng kích thích các mô, các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang của bạn. Việc hít thở không khí ẩm cũng gián tiếp làm loãng chất nhầy trong xoang mũi. Nhờ đó bạn có thể loại bỏ dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn; giúp bạn có thể thở thoải mái trở lại.

Nếu gia đình bạn có nhiều người thì hãy mua ngay một chiếc máy tạo độ ẩm để cả nhà cùng sử dụng. Nó chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả nhà đấy.

3. Tắm nước ấm hoặc hít thở hơi nước nóng

Đã bao giờ bạn thấy tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi đỡ đi nhiều sau khi tắm với nước ấm hay chưa ? Tại sao lại có hiện tượng này ? Nó đơn giản là bởi khi bạn hít thở hơi nước ấm trong nhà tắm; sẽ khiến cho dịch nhầy tồn tại trong xoang mũi, gây tắc mũi lỏng ra.

Chính vì vậy, nếu muốn hết tắc nghẹt mũi mà không có điều kiện mua máy tạo độ ẩm; hãy chuẩn bị nước ấm rồi đi tắm. Hoặc đơn giản bạn chỉ cần vào trong nhà tắm và mở vòi hoa sen; để nước ấm chảy ra sau đó hít thở hơi nước nóng mà thôi .

Tắm nước nóng hoặc hít thở hơi nước nóng cũng là phương pháp rất hiệu quả
Tắm nước nóng hoặc hít thở hơi nước nóng cũng là phương pháp rất hiệu quả

Bên cạnh đó, xông nước nóng cũng là một cách giúp chữa nghẹt mũi ngay lập tức rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một thau nước nóng nhỏ đặt trước mặt.
  • Trùm kín đầu bằng khăn và dúc vào thau nước.
  • Hít thở hơi nước nóng đang bốc lên từ thau.

Nếu áp dụng cách chữa nghet mũi này; bạn hãy cẩn thận đừng để bị bỏng nhé.

4. Bị nghẹt mũi nên uống nhiều nước

Một lời khuyên rất hữu ích dành cho bạn khi bị nghẹt mũi đó là hãy uống thật nhiều nước. Việc bổ sung nhiều nước khi tắc mũi sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi; từ đó đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực trong xoang. Điều này giúp giảm viêm và kích ứng mũi.

Các loại nước nên uống để chữa tắc mũi gồm có: nước lọc, nước ép hoa quả, nước có ga…

Đặc biệt nếu tình trạng nghẹt mũi đi kèm với đau họng; thì bạn hãy uống trà, nước ấm pha thêm chút mật ong và nước cốt chanh. Hoặc dùng các món ăn có dạng lỏng như cháo, súp ấm. Những loại thực phẩm này có khả năng giúp cổ họng của bạn bớt khó chịu đi rất nhiều đấy.

5. Cách chữa nghẹt mũi bằng tỏi

Bị tắc mũi khi ngủ vô cùng khó chịu; có thể khiến bạn thao thức cả đêm. Hãy ngăn cản nó phá hỏng giấc ngủ của bạn với cách trị tắc mũi bằng tỏi. Vì sao tỏi lại có thể chữa được nghẹt mũi; hãy cùng tham khảo những lý do chính dưới đây:

Cách chữa nghẹt mũi bằng tỏi
Cách chữa nghẹt mũi bằng tỏi
  • Thành phần allicin và scordinin dồi dào trong tỏi chính là “vị thuốc” kháng khuẩn; ngăn ngừa các loại virus, nấm và các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Đặc biệt, nó hoàn toàn không có một tác dụng phụ nào như thuốc kháng sinh.
  • Tỏi có tác dụng làm se niêm mạc mũi, giảm thiểu sung huyết, phù nề. Nhờ thế có thể ức chế tiết dịch nhầy và làm hết tắc mũi.
  • Cùng với đó, tỏi còn là một nguồn cung cấp vitamin C và các enzym dồi dào. Góp phần bổ sung vào hoạt động của hệ miễn dịch; bảo vệ cơ thể trước sự nhăm nhe xâm nhập từ các mầm mống gây bệnh.

6. Sử dụng bình xịt nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý

Một cách chữa nghẹt mũi hiệu quả không thể bỏ qua. Đó là biện pháp sử dụng chai xịt nước biển sâu hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý; để bổ sung độ ẩm cho xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Giúp giảm tình trạng viêm của mạch máu trong xoang mũi.

Bình xịt nước biển sâu hay nước muối sinh lý có bán rất phổ biến tại các hiệu thuốc tây; với rất nhiều hình dạng khác nhau như lọ nhỏ, chai hay dạng xịt. Chi phí cũng rất phải chăng; vì thế bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng.

Cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý:

  • Ngửa đầu ra phía sau và nhỏ vào lỗ mũi bên trái 3–4 giọt nước muối.
  • Day ấn nhẹ vào xung quanh cánh mũi; để nước muối thẩm thấu sâu vào trong các xoang.
  • Chờ khoảng 1 phút để dịch nhầy trong xoang mũi loãng ra; sau đó bạn xì mũi nhẹ để đẩy nước mũi ra ngoài.
  • Tiếp theo bạn làm tương tự như vậy với lỗ mũi bên phải.

Lưu ý: Trong một số chai xịt nước biển sâu có thành phần thuốc thông mũi. Nếu bạn có ý định dùng loại xịt mũi này; trước tiên hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nhé.

Lý do là vì nếu dùng quá lâu loại thuốc xịt này; sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi của bạn càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, nó có thể tác động qua lại với các loại thuốc khác; dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

7. Cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng bằng rửa mũi

Bạn có thể áp dụng cách rửa mũi bằng dụng cụ chuyên dụng với nước cất hoặc nước vô trùng; để trị tình trạng tắc nghẹt mũi khó chịu.

Rửa mũi - Cách trị tắc mũi hiệu quả
Rửa mũi – Cách trị tắc mũi hiệu quả

Bạn đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa mũi vào 1 bên lỗ mũi, bơm hoặc nghiêng đầu cho đến khi nước chảy vào mũi. Một khi nước chảy hoặc được bơm vào mũi của bạn, nước sẽ chảy qua lỗ mũi bên kia, cuốn theo chất nhầy ra ngoài. Thực hiện việc rửa mũi trong khoảng 1 phút và đổi bên.

Bạn có thể mua các loại dụng cụ rửa mũi dễ dàng tại nhà thuốc hoặc đặt hàng trực tuyến qua các trang thương mại điện tử.

8. Đắp khăn và gạc ấm

Nếu đang tìm một mẹo trị tắc mũi ngay lập tức tại nhà thì bạn đừng bỏ qua việc đắp khăn và gạc ấm. Sử dụng một miếng gạc ấm đắp lên sống mũi; kèm theo một chiếc khăn ấm đắp trán. Cách này giúp bạn hít thở thoải mái hơn đó.

Bạn cần chuẩn bị khăn và gạc, đem nhúng vào một thau nước nóng già; sau đó vắt sao cho thật khô. Bạn hãy gấp đôi chiếc khăn lại rồi dùng để đắp lên trán; còn gạc để đắp vào sống mũi. Thực hiện cách này thường xuyên nếu bạn cảm thấy có hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể pha vào thau nước nóng chút tinh dầu yêu thích để tạo mùi hương dễ chịu.

9. Cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng bằng gừng

Gừng là một loại gia vị có khả năng kháng viêm rất mạnh. Nhờ đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng gừng như một loại thuốc trị nghẹt mũi tự nhiên. Giúp giữ ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu đến khu vực mũi xoang; làm hết tắc mũi ngay lập tức.

Cách áp dụng gừng vào chữa nghẹt mũi cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 thìa cà phê gừng; đem băm thật nhỏ rồi hãm cùng nước sôi.

Uống nước gừng ấm rất hiệu quả trong việc trị ngạt mũi
Uống nước gừng ấm rất hiệu quả trong việc trị ngạt mũi

Chờ khoảng 20 phút bạn sẽ thấy sẽ thấy màu của nước trà dần dần chuyển sang vàng. Hãy sử dụng trà nguyên chất ngay khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng có thể hòa thêm vào nước trà vài giọt mật ong để làm tăng hương vị.

10. Sử dụng thuốc thông mũi

Nếu tình trạng tắc mũi mà bạn đang gặp phải đến từ nguyên nhân kích ứng; thì biện pháp sử dụng thuốc thông mũi cải thiện hiện tượng sưng và giảm đau nhanh chóng. Các loại thuốc thông mũi được chia làm 2 loại chính, bao gồm: chai xịt và thuốc viên.

  • Thuốc thông mũi dạng xịt phổ biến gồm có: oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex).
  • Thuốc thông mũi dạng viên phổ biền có: pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest).

Lưu ý: Hãy lắng nghe tư vấn của dược sĩ bán thuốc; nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuyệt đối không được dùng thuốc thông mũi quá 3 ngày.

Với những trường hợp bị tắc nghẹt mũi do kích ứng. Tốt hơn hết bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, và được bác sĩ kê toa thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

11. Mẹo trị nghẹt mũi dân gian bằng baking soda

Baking soda hay còn được biết đến là muối bột nở. Đây là một loại bột rất quen thuộc trong làm bánh. Ngoài ra, với tính sát trùng tự nhiên, người ta còn dùng baking soda như một loại thuốc điều trị một số vấn đề sức khỏe. Có thể kể đến các bệnh như: nhiễm trùng da, mụn trứng cá, nhiệt miệng và có cả tắc mũi nữa.

Mẹo trị nghẹt mũi bằng baking soda
Mẹo trị nghẹt mũi bằng baking soda

Bạn có thể sử dụng baking soda để chữa nghẹt mũi theo cách sau:

  • Pha theo tỉ lệ 1/4 thìa baking soda với 300 ml nước ấm.
  • Đổ hỗn hợp này vào chai xịt nhỏ rồi dùng để xịt trực tiếp vào lỗ mũi; giống như cách làm với nước muối sinh lý.
  • Bước cuối cùng rất đơn giản; bạn chỉ cần xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy ra khỏi mũi mà thôi.

Lưu ý: Trong thời gian đầu mới áp dụng mẹo này; bạn nên xịt dung dịch baking soda 1 lần/ngày. Khi tình trạng sức khỏe đã có chuyển biến tích cực; thì giảm tần suất sử dụng xuống còn 3-4 lần/tuần.

12. Cách chữa nghẹt mũi ngay lập tức với tinh dầu

Đây là một công thức chữa nghẹt mũi nhanh chóng; được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới từ rất lâu đời rồi. Trong một số loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, thông mũi tự nhiên. Cùng với đó còn có tác dụng giảm stress, mệt mỏi; giúp tinh thần của người bệnh được thoải mái, yêu đời hơn.

Những loại tinh dầu có công dụng trị ghẹt mũi bao gồm: Tinh dầu tràm, bạc hà, dầu oải hương, khuynh diệp, đinh hương… Bạn có thể trị tắc nghẹt mũi với chúng bằng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Cách 1: Đưa trực tiếp lọ tinh dầu lên mũi và hít thật sâu; thực hiện liên tục trong vài giây.
  • Cách 2: Đổ một vài giọt tinh dầu ra lòng bàn tay; xoa đều hai lòng bàn tay với nhau đến khi nóng lên. Đưa bàn tay lại gần mũi và hít thở mùi hương của tinh dầu.
  • Cách 3: Trộn lẫn tinh dầu chữa nghẹt mũi với những loại tinh dầu trung tính như dầu dừa, dầu ô liu. Khuấy đều rồi thoa hỗn hợp này vào các vị trí sau tai và dưới mũi.
  • Cách 4: Tắm trong tinh dầu, bạn hãy pha khoảng 15-20 giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc một chậu nước lớn. Ngâm mình trong đó khoảng 8-10 phút để hấp thụ dưỡng chất từ tinh dầu.
  • Cách 5: Dùng máy phun sương hoặc đèn xông tinh dầu. Không những giúp trị ngạt mũi; mà còn lọc sạch không khí trong phòng.

13. Cách chữa nghẹt mũi bằng vận động 

Với trường hợp bị ngạt mũi do dị ứng; bạn có thể trị khỏi nó bằng cách vận động thông qua tập thể dục. Lý do là vì khi vận động với cường độ cao; nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, cơ thể vì thế cũng nóng lên.

Vận động thường xuyên để cơ thể nóng lên
Vận động thường xuyên để cơ thể nóng lên

Việc cơ thể nóng dần lên sẽ khiến dịch nhầy trong mũi trở nên loãng ra. Từ đó bạn có thể loại bỏ chúng qua đường xì mũi dễ dàng.

Theo thống kê, việc vận động thể chất trong vòng 15 phút sẽ cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Thế nhưng bạn cần phải lưu ý tránh xa những tác nhân dẫn đến dị ứng.

14. Sử dụng thuốc kháng histamine

Cũng với trường hợp nguyên nhân do dị ứng trên. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc chống dị ứng để trị nghẹt mũi.

Cả 2 loại thuốc kể trên đều có khả năng làm giảm sưng trong đường mũi, làm hết nghẹt mũi nhanh chóng. Một số loại thuốc trong thành phần có cả thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi có thể làm giảm áp lực xoang và sưng do phản ứng dị ứng.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần thông qua tham vấn ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc và ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể gây ra bởi thuốc.

Một lưu ý cũng rất cần thiết khác đó là sử dụng thuốc kháng histamine có thể gây ra những cơn buồn ngủ. Chính vì vậy, khi đã uống loại thuốc này bạn tuyệt đối không được phép lái xe nhé.

15. Hãy ăn các món ăn có tính cay nóng

Ăn những loại gia vị có tính cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt… cũng là biện pháp ngăn ngừa ngạt mũi và loại bỏ vi khuẩn gây tình trạng ngạt mũi.

Ăn các món ăn cay nóng
Ăn các món ăn cay nóng

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những món ăn có tính cay, nóng có khả năng giải cảm nhanh chóng. Giúp giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi ngay lập tức; bởi tốc độ dịch chuyển của những chất nhầy gây tình trạng này sẽ bị tăng đột ngột.

Lưu ý khi trị nghẹt mũi

Bên cạnh việc tìm cách trị nghẹt mũi nhanh chóng; bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh:

Bị tắc nghẹt mũi sẽ khiến bạn phải thở bằng đường miệng. Việc làm này có thể gây khô rát họng; làm niêm mạc họng bi tổn thương. Vì vậy để bảo vệ cổ họng của mình; bạn hãy nhớ phải bổ sung nước thường xuyên trong suốt cả ngày nhé.

Hãy mặc đủ ấm trong mùa đông; không được tắm mưa hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Những thói quen này sẽ làm triệu chứng nghẹt mũi càng thêm nặng đó.

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối và chăm sóc kỹ càng răng miệng của mình. Để đề phòng nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các cơ quan xung quanh.

Nếu phải ra đường bạn nhớ phải đeo khẩu trang cẩn thận; tránh đề khói bụi và vi khuẩn ngoài không khí xâm nhập vào trong mũi.

Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như hoa quả, rau xanh… để tăng sức để kháng của cơ thể trước các loại vi khuẩn.

Hạn chế xì mũi nhiều lần hoặc xì với lực quá mạnh. Bởi có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương trầm trọng hơn và tiết ra nhiều dịch. Trước khi xì mũi bạn hãy dùng thuốc nhỏ mũi trước; để dịch nhầy trong xoang mũi loãng ra. Khi đó bạn sẽ xì ra dễ dàng hơn mà không cần nhiều sức.

Đó là toàn bộ 15 cách chữa nghẹt mũi tại nhà nhanh chóng mà tutihealth.com giới thiệu đến các bạn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh và luôn dồi dào sức khỏe.