Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ? Bà đẻ có được ăn bún không ? Các chị em cần chú ý điều này, để việc kiêng cữ được tốt nhất.
Chẳng phải tự nhiên người ta lại so sánh việc đau đẻ của nữ giới với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Bởi sinh nở là một quá trình rất gian nan, tiêu hao rất nhiều năng lượng. Sức khỏe của người phụ nữ khi đó rất yếu, cần phải bồi bổ thông qua chế độ dinh dưỡng. Điều này không những giúp sức khỏe người mẹ sớm ổn định; mà còn quyết định tới sự phát triển của trẻ về sau.
Có thể hiểu rằng, đồ ăn mà mẹ hấp thụ hàng ngày; sẽ được chuyển hóa vào trong sữa mà bé bú. Vì thế cũng dễ hiểu khi có không ít mẹ thắc mắc rằng sau sinh bao lâu mới được ăn bún.
Sau sinh có được ăn bún không ?
Nguyên liệu chính để chế biến ra bún là gạo, đây là loại tinh bột rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Thế nhưng, có một vấn nạn rất đau đầu hiện nay. Đó là không ít cơ sở sản xuất bún, vì muốn bún có màu trắng trơn và tươi lâu; mà bất chấp sử dụng những loại hóa chất độc hại. Nói rõ ràng hơn thì đó là: hàn the, tinopal, formol.
Vậy liệu phụ nữ sau sinh có được ăn bún không ? Trước tiên hãy cùng xem việc cho những chất phụ gia trên vào bún nhằm mục đích gì; và gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người nhé.
Hàn the
Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?
Như Tuti Health đã phân tích ở trên, bún được tạo thành từ quá trình lên men gạo. Trong khi những thực phẩm lên men lại không tốt với hệ tiêu hóa của bà đẻ. Nếu ăn vào sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Nhưng chị em đừng quá buồn, bởi sau một thời gian kiêng cữ bạn lại có thể trở lại với món ăn yêu thích của mình mà thôi. Vấn đề là sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa chia sẻ, bà đẻ đang cho con bú tốt nhất nên kiêng các món bún tối thiểu 1 tháng sau sinh. Còn thời gian thích hợp nhất các mẹ ăn bún trở lại là 2 tháng sau sinh.
Tuy nhiên, chị em chỉ nên ăn một lượng bún ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này. Ngoài ra, vẫn cần tìm những cơ sở bán bún đáng tin cậy; nếu có thể thì nên tự chế biến bún tại nhà cho yên tâm.
Đồng thời, chị em cũng nên bổ sung thêm nhiều sữa chua vào bữa ăn hàng ngày; để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thay vì ăn bún, các mẹ có thể tham khảo một số món ăn giúp nhiều sữa, như: móng giò hầm, hải sản, đồ nếp, rau củ, hoa quả… Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước, cả nước ép hoa quả và sữa.
Các mẹ sau sinh không nên ăn bún khi nào ?
Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây, các mẹ có lẽ cũng nắm được sau sinh bao lâu thì được ăn bún ? hay bà đẻ có được ăn bún không rồi. Tuy nhiên, không phải bà đẻ nào cũng có thể áp dụng thời gian kiêng cữ trên.
Bởi có rất nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh không được ăn bún dù chỉ 1 chút; nếu không có thể dẫn tới ngộ độc. Vậy những trường hợp này là ai:
Bà đẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa
Những chị em nào gặp vấn đề về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng… thì nhất định phải tránh xa món bún. Nếu không muốn khiến cho các biểu hiện bệnh trầm trọng hơn như: đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, chướng bụng… ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Trên thực tế, do bún được chế biến từ bột gạo ngâm với nước; sau đó để 1 ngày để nó nở ra. Thời gian để 1 ngày ngoài môi trường như thế; vốn dĩ đã không tốt cho sức khỏe rồi.
Mẹ sau sinh bị sốt không nên ăn bún
Điều quan trọng cần phải nhắc lại thêm lần nữa, bún là một món ăn khó tiêu, gây chướng bụng; tạo cảm giác no nhanh nhưng cũng đói nhanh.
Do đó, chị em nào mới sinh xong sức khỏe chưa ổn định, hoặc đang bị cảm sốt; tốt nhất nên tránh món bún ra. Thời gian này, các mẹ chỉ nên ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa thôi.
Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn bún. Bởi dù có là bún sạch, không có phụ gia đi chăng nữa; thì nó vẫn không có lợi cho sức khỏe của em bé. Do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thật sự hoàn thiện.
Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất
Bún không có phụ gia sẽ không bảo quản được lâu; chỉ có thể ăn trong ngày, để sang ngày tiếp theo sẽ bị chua, ôi thiu. Nếu bún dùng nhiều hóa chất sẽ để được nhiều ngày liên tiếp mà không bị ôi thiu; khi nhai không thấy mùi vị gì.
Để kiểm tra xem trong bún có hàn the không; bạn có thể sử dụng que thử hoặc bột nghệ. Ngoài ra, những sợi bún không dùng hàn the sẽ hơi nát, dễ gãy. Khi dùng tay chạm vào thì thấy hơi dính tay; còn sợi bún có hàn the sẽ dai giòn, khó đứt gãy hơn.
Bún không chứa hóa chất có màu sắc trắng đục hoặc hơi tối màu. Còn nếu bún có màu trắng trong và độ bóng nhất định; thì đây là loại bún có chứa huỳnh quang.
Để xác định trong bún có chứa tinopal không; chị em chỉ cần sử dụng đèn cực tím như đèn soi tiền soi vào. Bún mà phát sáng lên thì phải cẩn thận nhé.
Đó là toàn bộ những chia sẻ của Tuti Health về việc bà đẻ có được ăn bún không, sau sinh bao lâu được ăn bún. Đây là khoảng thời gian nhạy cảm, chị em cần chú ý đến thực đơn ăn uống. Để giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhé.