Sau sinh bao lâu thì được ăn lòng lợn ? Bà đẻ ăn lòng lợn có sao không ? Không chỉ nam giới mà hội chị em bà bầu cũng rất ưa thích món này.
Ăn lòng lợn có gây hại gì không ?
Có thể nói, lòng lợn là một món ăn dân giã khoái khẩu của rất nhiều người. Trong bữa nhậu mà có đĩa lòng lợn luộc thì hơi bị tốn rượu chứ còn gì nữa. Nhưng không chỉ anh em con trai mới mê món này đâu; mà ngay cả các bà các mẹ cũng cực kỳ thích món này.
Theo Đông Y, lòng lợn còn có tên gọi khác là trư đỗ; có vị ngọt, tính ấm, khả năng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Món nội tạng lợn này cung cấp khá nhiều dưỡng chất thiết yếu; bao gồm vitamin, protein, sắt cùng với một số loại khoáng chất khác.
Mặc dù vậy, đây lại là một loại thực phẩm chứa lượng cholesterol rất cao. Đồng thời, nếu khâu chế biến không kỹ, nó còn trở thành nguồn lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng không tốt cho sức khỏe; bao gồm các loại giun, sán và liên cầu khuẩn lợn Streptococcus suis. Bởi vậy, việc ăn lòng lợn có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cần phải chú ý đề phòng.
Sau sinh có nên ăn lòng lợn không ?
Món ăn tủ của rất nhiều người này trên thực tế hoàn toàn không tốt với bà đẻ. Câu trả lời của bác sĩ sản phụ khoa về việc sau sinh có nên ăn lòng lợn không đều là “không nên”.
Bởi nó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Những tác hại mà nó gây ra có thể kể tới như:
Ăn lòng lợn dễ bị nhiễm khuẩn
Không chỉ riêng gì lòng lợn, tất cả các loại nội tạng động vật khác đều chứa rất nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh. Nếu chế biến không kỹ khi ăn vào hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn.
Điều này càng đáng lo hơn nếu xảy ra với các bà mẹ mới sinh. Nếu như các mẹ bị nhiễm khuẩn, gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, tả, kiết lị… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa; và trẻ bú sữa mẹ cũng gặp nguy hại.
Sau sinh ăn lòng lợn bị khó tiêu
Việc chứa hàm lượng lớn cholesterol khiến cho lòng lợn trở thành một món ăn khó tiêu. Nhất là với những ai có sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược; nếu như ăn lòng lợn sẽ càng làm tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng hơn.
Phụ nữ sau sinh hệ tiêu hóa còn rất yếu; vì thế nếu ăn món này có thể sẽ bị quá tải, khó tiêu, đầy bụng… Khiến các mẹ có cảm giác chán ăn, không muốn ăn thêm gì khác nữa.
Một hai bữa như vậy có thể không sao, nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài; sẽ gây mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của các mẹ.
Có thể mắc phải một số bệnh nan y
Xét về giá trị dinh dưỡng thì lòng lợn không hề thua kém bất cứ món ăn nào khác. Loại nội tạng động vật này rất dồi dào đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Tuy nhiên, ngược lại nó cũng chứa không ít cholesterol xấu, acid uric…
Do đó, phụ nữ sau sinh ăn lòng lợn sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh nan y. Ví dụ như bệnh gout, tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường tim mạch, huyết áp cao…
Trong trường hợp chị em đã có tiền sử mắc những bệnh lý này; thì bệnh tình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bị nhiễm khuẩn cầu lợn
Theo thống kê ở nước ta, có hơn 70% những trường hợp bị nhiễm khuẩn cầu lợn có liên quan đến món lòng lợn. Trong số đó, tỉ lệ tử vong lên tới 7%.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lượng lớn vi khuẩn E. Coli cùng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, kiết lỵ, thương hàn… bên trong ruột động vật nói chung, và trong lòng lợn nói riêng.
Những loại vi khuẩn cầu lợn này sẽ lây lan sang người nếu không may ăn phải lòng, nội tạng chế biến chưa kỹ. Hoặc lây lan qua các loại thực phẩm khác trong quá trình nấu nướng.
Ăn nội tạng động vật cũng chính là nguồn căn gây ra những căn bệnh nhiễm khuẩn khác; như bệnh lao, bệnh than, bệnh đóng dấu lợn… Ngoài ra còn có thể mắc cả các bệnh ký sinh trùng; bao gồm sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Không những vậy, nội tạng động vật còn có thể bị nhiễm độc từ các loại hóa chất, thuốc tăng trọng, kháng sinh… được sử dụng trong quá trình chăn nuôi.
Hoặc cũng không thể loại trừ nguy cơ mua phải lòng lợn không rõ nguồn gốc; đã hư hỏng thối rữa được ngâm tẩm trong hóa chất. Ăn vào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Sau sinh bao lâu thì được ăn lòng lợn?
Nếu đã đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã thấy rằng lòng lợn không phải món ăn dành cho bà đẻ rồi phải không nào. Sau khi sinh bạn cần tránh tránh xa món ăn này trong tối thiểu 6 tháng, khi đang cho con bú.
Sau khi hết thời gian kiêng kỵ trên, nếu quá thèm và muốn thưởng thức món ăn này; bạn cũng cần phải chú ý đến một số nguyên tắc như sau:
- Chỉ ăn lòng lợn khi đảm bảo nguồn gốc rõ ràng; mua ở những cơ sở uy tín.
- Cần phải chế biến kỹ lòng lợn, để loại bỏ tối đa những loại vi khuẩn gây bệnh.
- Chị em phụ nữ sau khi sinh, ngay cả khi đã kiêng 6 tháng rồi cũng không nên ăn quá nhiều lòng lợn. Những trường hợp nào gặp các vấn đề về tim mạch, tiểu đường hay huyết áp cao… thì tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn món này khỏi thực đơn.
- Món này chỉ nên chế biến và ăn ngay trong ngày. Nếu như để qua đêm nguy cơ bị nhiễm khuẩn trở lại là rất cao; bất kể trước đó bạn có chế biến chín và sạch sẽ thế nào đi chăng nữa.
- Ăn khoảng 1 – 2 bữa lòng lợn 1 tuần là vừa đủ với các mẹ sau sinh. Đừng nên vì thấy ngon mà ăn quá nhiều nhé.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã tự có đáp án cho câu hỏi phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn lòng lợn ? và bà đẻ có nên ăn lòng lợn không ? rồi đúng không nào. Nếu muốn ăn món này, hãy nhớ đến những lưu ý mà Tuti Health đã nhắc ở trên bạn nhé. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.