Thai nhi 26 tuần nặng 1kg có bình thường hay không ? là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu sau khi nhận được kết quả siêu âm.
Chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần là một trong những chỉ số quan trọng. Giúp các mẹ bầu có thể biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn hiện tại. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi. Cùng xem ở vào thời điểm này, thì thai nhi nặng 1 kg có bình thường không nhé.
Sự phát triển của thai nhi 26 tuần
Khi thai nhi được 26 tuần tuổi có nghĩa là mẹ và bé đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ; chuẩn bị bước sang thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng. Vào lúc này, thai nhi sẽ có những sự thay đổi đáng kể như sau:
Đôi mắt
Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt. Nhưng trong một lúc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu được mở ra; thậm chí bé còn có thể mút được ngón tay. Ngoài ra, lông mày và lông mi của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành rõ.
Cân nặng
Thai nhi 26 tuần tuổi sẽ có kích thước tương đương với một trái dứa. Với chiều dài khoảng 35,1 cm và nặng khoảng từ 680 g đến 900 gram.
Lúc này, tử cung sẽ trở nên chật chội hơn. Do đó mẹ bầu có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu khi thai nhi cử động, xoay người, đá và duỗi chân.
Hệ tuần hoàn đã đủ chức năng
Hệ tuần hoàn của thai nhi đã bắt đầu hoạt động và đảm bảo tốt chức năng của mình. Tim của thai nhi đang thực hiện bơm máu; các mạch máu cũng đã phát triển và đảm nhiệm tốt vai trò của mình.
Vào giai đoạn này, túi khí đã được hình thành trong phổi của thai nhi. Tuy nhiên phổi vẫn chưa sẵn sàng hoạt động ở bên ngoài tử cung. Do đó, những thai nhi bị sinh non trong thời gian này thường sẽ gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Dây rốn
Dây rốn của thai nhi trong giai đoạn này sẽ trở nên khoẻ và dày hơn. Có thể cung cấp cho thai nhi đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Do đó, vào lúc này người mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi trong bụng có thể phát triển toàn diện.
Não phát triển
Khi bước sang tuần thai thứ 26, các mô não của thai nhi đã phát triển hơn. Đồng thời các tế bào thần kinh đã bắt đầu liên kết với nhau nhiều hơn.
Bề mặt của não vào lúc này khá trơn và mịn; phải chờ một khoảng thời gian nữa thì các nếp gấp não mới bắt đầu được hình thành rõ ràng.
Lông, tóc
Tóc của thai nhi đã bắt đầu xuất hiện và phát triển khá nhanh từ tuần thai thứ 26. Làn da của bé vào lúc này sẽ có màu đỏ và nhăn nheo.
Lớp mỡ tích lũy dưới da sẽ ngày càng dày hơn theo thời gian; có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt, giữ ấm cho cơ thể trẻ sau khi sinh ra. Các đường vân chân và vân tay cũng đã bắt đầu hiện rõ.
Sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai tuần 26 thay đổi như thế nào
Trong tuần thai thứ 26, thai phụ sẽ cảm nhận rõ những sự thay đổi diễn ra từng ngày và từng tuần. Cụ thể như sau:
Cân nặng
Trong tuần thai thứ 26 của thai kỳ, cơ thể của thai phụ sẽ tăng khoảng từ 9 – 10,5 kg. Điều này có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy tự ti về diện mạo của mình.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng; vì cân nặng sẽ dần giảm xuống khi em bé chào đời. Bởi lúc này, mẹ sẽ tiêu hao khá nhiều năng lượng trong quá trình cho con bú sữa.
Đau mỏi lưng
Trong tuần thai thứ 26, các chị em sẽ cảm thấy những cơn gò sinh lý diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn so với những tuần trước đó. Thai nhi lúc này cũng đã phát triển lớn hơn và chèn ép lên bàng quang của người mẹ; khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.
Sự gia tăng kích thước của thai nhi cũng sẽ khiến tử cung trở nên chật chội và nặng nề hơn. Do trọng lượng ở phía trước bụng bị tăng lên; để giữ thăng bằng, các thai phụ sẽ buộc phải nghiêng mình ngược về phía sau.
Điều này sẽ khiến cho các cơ lưng bị căng, dẫn đến tình trạng đau thắt lưng ở thai phụ. Vào lúc này, các mẹ bầu có thể đặt một gối mềm phía dưới phần thắt lưng khi ngồi. Để cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế tình trạng đau lưng.
Ngoài ra, vào lúc này mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ. Mà nên nghiêng về bên trái và đặt một chiếc gối kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới vùng bụng; để tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
Các vấn đề về tiêu hóa
Vào giai đoạn này, mẹ bầu có thể gặp phải các biểu hiện ợ chua, đầy bụng và khó tiêu. Điều này thường là do sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ; cùng với sự phát triển kích thước của thai nhi làm gia tăng áp lực lên ổ bụng. Từ đó, gây chèn ép dạ dày, khiến dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản; dẫn đến tình trạng ợ chua ở thai phụ.
Để làm giảm triệu chứng này, mẹ bầu không nên tập trung ăn 3 bữa ăn chính; mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Chú ý ăn chậm và nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Gặp khó khăn trong việc di chuyển đi lại
Khi thai nhi phát triển, các mẹ bầu sẽ cảm thấy bước chân của mình không được chắc chắn và ổn định như trước, rất dễ bị té ngã. Điều này là do trọng tâm của cơ thể người mẹ sẽ bị lệch đi; khi phần bụng phía trước ngày càng to và nặng.
Ngoài ra, các khớp của người mẹ sẽ bị nới lỏng và trở nên kém ổn định. Khiến cho mẹ bầu dễ bị té ngã về phía trước; đặc biệt là những bà mẹ có phần bụng to.
Thai nhi 26 tuần nặng 1kg có bình thường không ?
Cân nặng của thai nhi là một thước đo cơ bản; giúp các mẹ bầu có thể kiểm tra và đánh giá sự phát triển của thai nhi. Từ đó, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp; để thai nhi đạt được cân nặng đạt chuẩn.
Dựa theo bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO, cân nặng đạt chuẩn của thai nhi 26 tuần tuổi là khoảng 760g. Trong đó, chỉ số giới hạn cân nặng của thai nhi 26 tuần tuổi này là 758 – 1210 g. Điều này có nghĩa là cân nặng không được dưới 758 g và không được vượt quá 1210 g.
Như vậy, thai nhi 26 tuần tuổi nặng 1 kg có nghĩa là đã bị thừa vài gam so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên cũng chưa phải ở mức nguy hiểm. Nếu nhịp tim thai ổn định thì các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm.
Nếu thai phụ thấy xuất hiện các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ như: phù chân, mờ mắt, mệt mỏi, khô miệng, tiểu nhiều lần, tăng cân quá nhanh từ 1.8 kg – 2 kg trong vòng 1 tuần; thì cần phải chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Cách duy trì cân nặng ổn định cho thai nhi 26 tuần tuổi
Để thai nhi tăng cân ổn định; mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Có chế độ ăn uống khoa học, cân đối
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa; thúc đẩy quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng của thai phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Việc người mẹ bị thừa cân hoặc thiếu cân đều sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Do đó, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là vô cùng quan trọng; cần phải được các mẹ bầu đặc biệt lưu tâm. Theo các chuyên gia, các mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai chỉ nên tăng từ 10 – 12kg.
Đối với thai phụ mang đa thai, thì nên tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng không quá 1.5 – 2kg.
Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ
Các thai phụ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; không nên làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, áp lực. Bởi điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Chủ động đi thăm khám thai định kỳ
Việc thăm khám thai định kỳ sẽ giúp các mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển. Đặc biệt là cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi.
Nếu thai nhi bị nhẹ cân hoặc quá cân, thì các thai phụ sẽ phải có những sự điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện tình trạng này.
Thường xuyên tập thể dục
Việc duy trì tập thể dục trong giai đoạn mang thai không chỉ giúp cải thiện tâm trạng; mà còn giúp duy trì cân nặng của thai phụ và thai nhi hợp lý. Ngoài ra, việc tập luyện đều đặn còn giúp quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trên đây là các chia sẻ cụ thể về vấn đề thai nhi 26 tuần nặng 1kg có bình thường hay không. Mong rằng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức bổ ích; để chăm sóc thai kỳ của mình một cách tốt nhất.