Trẻ sơ sinh bị hói đầu, em bé bị rụng tóc, ít tóc phải làm sao ?

Trẻ sơ sinh bị hói đầu, bé ít tóc phải làm sao ? vấn đề khiến rất nhiều bậc cha mẹ phải phiền lòng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp sau đây nhé.

Hầu hết các em bé mới sinh đều sở hữu ngay cho mình một mái tóc dày. Thế nhưng, cũng có rất nhiều trường hợp ngoại lệ; khi trẻ sơ sinh bị hói trán, bé bị hói sau đầu hay ít tóc. Có em bé thậm trí còn gần như không có tóc. Đó chính là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ sợ hãi; không biết em bé nhà mình có đang gặp phải những dấu hiệu của tình trạng hói đầu hay không.

Em bé bị rụng tóc liệu có hói đầu ?

Hói đầu có thể hiểu là tình trạng mất một khoảng tóc lớn. Tình trạng này có thể chia thành 2 dạng chính là hói lan tỏa và hói từng mảng.

Trẻ sơ sinh bị hói đầu
Trẻ sơ sinh bị hói đầu

Chắc bạn sẽ rất bất ngờ khi nghe đến trẻ sơ sinh bị hói đầu phải không. Bình thường làm sao được khi tình trạng này đa phần chỉ xuất hiện khi người ta bước qua tuổi 50.

Mặc dù vậy, hiện nay cũng có không ít trường hợp bị hói đầu sớm hơn; bị hói đầu khi còn trẻ. Chính vì thế, khi em bé mới sinh gặp phải những bất thường như: trẻ sơ sinh mọc tóc không đều, trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp, bé bị hói sau đầu… sẽ gây nhiều hoang mang cho các bậc phụ huynh.

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh, cùng với sự phát triển của cơ thể; tóc của trẻ có thể trở nên dài và dày hơn. Tuy nhiên nó cũng có thể rụng bớt, mỏng đi. Sự phát triển của tóc đi theo chiều hướng nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hiện tượng em bé bị rụng tóc, bé ít tóc đặc biệt ở vùng trán và sau đầu được xác định là không quá đáng ngại. Tình trạng này không gây hại đến sự phát triển của trẻ.

Tóc của bé có thể phát triển dày hơn theo thời gian. Thế nhưng, cũng có những trường hợp trẻ phải sống chung với mái đầu hói đến tận lúc trưởng thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục; để các bé phát triển tốt nhất mà không bị tự ti về bề ngoài của mình.

Trẻ sơ sinh bị hói đầu do đâu ?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng trẻ sơ sinh bị hói đầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những yếu tố khiến các em bé bị rụng tóc, ít tóc mà phụ huynh cần quan tâm:

Yếu tố di truyền

Đa phần những trường hợp trẻ sơ sinh ít tóc đều có nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền. Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu như trong gia đình bạn có một thành viên bị hói đầu; thì rất có thể em bé khi sinh ra cũng gặp phải tình trạng này.

Thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của chị em cực kỳ quan trọng. Nếu dưỡng chất nạp vào cơ thể không đủ; nó cũng trở thành yếu tố khiến cho tóc của em bé mới sinh trở nên thưa thớt hơn.

Bên cạnh đó, có không ít ông bố bà mẹ còn thắc mắc rằng; em bé bị hói có phải vì thiếu hụt hàm lượng canxi hay không ?

Em bé mới sinh bị hói trán do đâu
Em bé mới sinh bị hói trán do đâu

Vấn đề này được các chuyên gia giải đáp rằng: em bé thiếu caxi có thể xuất hiện dấu hiệu tóc ít, tóc thưa, hói đầu. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào bị hói đầu cũng là do thiếu canxi.

Bất kể là có phải do vấn đề dinh dưỡng gây ra hay không; các bậc cha mẹ cũng cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị hói đầu do còi xương

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng, vấn đề còi xương ở trẻ có nguyên nhân đến từ sự thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này đến từ việc cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D; khiến cho khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho… bị ảnh hưởng.

Bên cạnh hiện tượng hói đầu, tình trạng còi xương còn gây ra nhiều biểu hiện bất thường khác cho trẻ. Có thể kể đến như khiến sắc mặt trẻ nhợt nhạt, trẻ ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, răng mọc nhỏ và xỉn màu…

Giai đoạn thay tóc

Tóc cũng có chu kỳ phát triển riêng của mình; tương tự như các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải.

Thế nhưng, ở những người trưởng thành, chu kỳ này khó nhận biết hơn. Bởi khi đó, lượng tóc của chúng ta đã trở nên dày và dài hơn rất rất nhiều. Còn ở các bé, lượng tóc còn đang ít; bởi vậy có thể nhận biết dễ dàng hơn chỉ bằng mắt thường.

Nếu nguyên nhân khiến em bé bị rụng tóc hay ít tóc là do chu kỳ thay tóc này; các bậc phụ huynh đừng nên quá lo lắng. Bởi sau khi giai đoạn này đi qua, những sợi tóc mới sẽ nhanh chóng mọc lên; che lấp đi khoảng trống mà những sợi tóc bị rụng đi để lại.

Bé ít tóc bởi tư thế ngủ

Tình trạng bé ít tóc, bị rụng tóc rất có thể đến từ tư thế ngủ hàng ngày của bé. Các mẹ nên chú ý đổi tư thế ngủ cho bé thường xuyên. Bởi nếu như để bé nằm một tư thế quá lâu (phần lớn là nằm ngửa) sẽ khiến cho vùng tóc gáy bị rụng nhiều hơn. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc cọ sát liên tục trong thời gian dài của vòng da đầu này với gối và chăn đệm.

Bên cạnh đó, hiện tượng tiếp xúc giữa da đầu với gối trong thời gian dài; còn dẫn đến việc da đầu tiết nhiều mồ hôi hơn. Điều này khiến em bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu; bởi vậy sẽ thường xuyên quấy khóc và cựa quậy nhiều.

Cũng vì nguyên nhân này mà các em bé thường dễ xuất hiện tình trạng hói vành khăn. Không những thế, nếu các bậc phụ huynh sử dụng những chiếc gối được làm bằng chất liệu cứng cho bé sử dụng; cũng có thể là yếu tố tác động đến mái tóc của các bé.

Hiện tượng “cứt trâu”

Một nguyên nhân không thể không nhắc tới khi nói đến vấn đề trẻ sơ sinh bị hói đầu rụng tóc. Hiện tượng cứt trâu này không chỉ khiến em bé bị rụng tóc; nó còn tác động đến quá trình hình thành tóc mới của trẻ.

Căn nguyên của tình trạng này đến từ sự hoạt động quá mạnh từ tuyến da đầu của trẻ. Dẫn đến việc da đầu tiết ra quá nhiều bã nhờn.

Lượng bã nhờn thừa thãi này sau sẽ dần dần kết dính lại với những tế bào chết trên da. Lâu dần sẽ tạo thành bức tường ngăn cản sự bong tróc của tế bào chết. Nó chính là những mảng bám bẩn trên da đầu bé mà chúng ta vẫn thường gọi là cứt trâu đó.

Thế nhưng, các bậc phụ huynh cũng không nên quá căng thẳng nếu em bé nhà mình gặp hiện tượng này. Bởi chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian nhất định; khi đó lớp tóc mới của bé sẽ mọc dày lên ngay.

Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ sơ sinh bị hói trán cũng có thể xuất phát từ các loại vi khuẩn gây hại như nấm, da đầu. Để hạn chế nguy cơ này, chị em hãy nhớ bổ sung cho bé đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.

Trẻ sơ sinh bị hói đầu phải làm sao?

Bé ít tóc phải làm sao chắc chắn là vấn đề các bậc phụ huynh rất quan tâm. Để khắc phục được tình trạng này ở các em bé mới sinh, các ông bố bà mẹ hãy chú ý đến những yếu tố dưới đây nhé:

Bổ sung dưỡng chất cho bé

Nếu em bé mới sinh không may bị ít tóc, cha mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra canxi. Nếu được xác định là thiếu canxi; bác sĩ sẽ đưa ra hàm lượng canxi cần thiết phải bổ sung cho bé.

Bên cạnh đó, các mẹ nhớ bổ sung thêm rau xanh, sữa… vào bữa ăn hàng ngày của bé. Nhằm bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của mái tóc.

Em bé ít tóc phải làm sao
Em bé ít tóc phải làm sao

Thay đổi thói quen khi ngủ cho bé

Những thói quen ngủ không đúng cách, hay dụi đầu của bé; cũng là một tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị hói trán, hoặc hói vành khăn.

Khi các bé lớn dần lên, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất. Thế nhưng, cha mẹ hoàn toàn có thể tác động thay đổi thói quen ngủ của bé sao cho thích hợp; để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra.

Cho em bé phơi nắng khi thích hợp

Lượng vitamin D không đủ cũng có thể dẫn đến trẻ ít tóc hoặc hói đầu. Bởi vai trò của vitamin D trong việc hấp thụ canxi và phốt pho là rất lớn.

Để giải quyết vấn đề này, các bậc phụ huynh hãy bớt chút thời gian (chỉ 10-15 phút mỗi ngày) vào buổi sáng (trong khoảng 6-8 giờ sáng) để cho trẻ tắm nắng.

Đây là một phương pháp giúp hấp thụ vitamin D cực kì hiệu quả. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ trẻ bị còi xương; cùng với đó là giúp kích thích tóc trẻ mọc nhiều hơn.

Bổ sung độ ẩm cho da đầu của trẻ

Hãy chuẩn bị một lọ dầu oliu bôi và massage lên da đầu của bé; sau đó gội lại bằng dầu gội dành cho trẻ em. Cách này có thể giúp bổ sung độ ẩm cho da đầu; nhờ đó tóc phát triển nhanh hơn.

Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị hói đầu

Dựa vào những yếu tố khiến em bé bị rụng tóc, ít tóc đã nêu trên. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước khi chuyện đó xảy ra. Cùng xem các cách phòng chống trẻ sơ sinh bị hói trán dưới đây để có biện pháp hiệu quả nhé:

Cách phòng ngừa hói đầu cho trẻ
Cách phòng ngừa hói đầu cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi bé còn trong bụng mẹ

Hãy cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé; ngay khi em bé còn đang ở trong bụng mẹ. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng; có thể giúp bé tránh được nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất và phòng chống hói đầu cho trẻ.

Sắp xếp chỗ ngủ phù hợp cho trẻ

Vị trí ngủ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu trẻ được nằm ngủ ở những vị trí thoáng mát, nhiệt độ thích hợp; chăn đệm và gối mềm mịn thì giấc ngủ sẽ sâu hơn. Em bé cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu; nhờ đó lượng mồ hôi tiết ra cũng giảm đi đáng kể.

Cho em bé ăn trước khi ngủ

Nếu giấc ngủ của trẻ không thoải mái; thường xuyên bị tỉnh giấc hoặc thức đêm nhiều sẽ dẫn đến rụng tóc. Chính vì thế, các mẹ đừng quên cho em bé ăn uống đầy đủ trước khi ngủ; để ngăn ngừa việc trẻ thức đêm, quấy khóc do đói nhé.

Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những bộ đồ với chất liệu mềm mịn, thoải mái cho trẻ mặc. Nhờ thế em bé mới dễ ngủ, và không gặp ngứa ngáy khó chịu gây tỉnh giấc. Làm vậy cũng ngăn ngừa được rất nhiều nguy cơ hói đầu đấy.

Hạn chế cắt tóc, cạo đầu cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen cạo hay cắt tóc cho trẻ để cho mát. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng việc này không nên làm thường xuyên; bởi nó có thể khiến tóc trẻ mọc chậm hơn bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên cạo hay cắt tóc cho trẻ quá nhiều. thay vì cắt, các bạn có thể dùng lược chải nhẹ nhàng; kèm theo một chút massage đầu để kích thích mọc tóc cho bé.

Mong rằng những chia sẻ về trẻ sơ sinh bị hói đầu trên đây; các bậc cha mẹ sẽ có biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này ở trẻ. Cùng với đó là giúp sự phát triển của trẻ toàn diện nhất.