Hóc xương gà sa cành khế, câu tục ngữ dân gian này đã thể hiện sự nguy hiểm nếu tình huống này xảy ra. Cùng tìm hiểu mẹo chữa hóc xương gà ở cổ hiệu quả.
Không cẩn thận trong lúc ăn uống khiến xương gà mắc kẹt trong cổ họng của bạn. Hóc xương gà được cảnh báo là nguy hiểm hơn rất nhiều so với xương cá. Bởi xương cá có kích thước tương đối nhỏ; bạn có thể dễ dàng loại bỏ bằng các mẹo chữa hóc xương cá dân gian mà không gây ra nhiều tổn thương cho cổ họng.
Đối với xương gà thì khác, nó có hình dáng nhọn và to. Nếu như xương gà mắc kẹt trong họng bạn cần phải thật cẩn thận. Bởi nó có thể gây đứt dây thanh quản hoặc tác động đến các cơ quan khác trong họng.
Nguyên nhân hóc xương gà phổ biến ?
Tất nhiên chẳng phải tự nhiên mà xương gà lại mắc kẹt trong họng bạn được. Nguyên nhận chính khiến bạn rơi vào tình thế dở khóc dở cười đó chính là từ những thói quen không tốt trong ăn uống của bạn mà thôi.
Cười đùa trong lúc ăn
Thói quen cười đùa nói chuyện trong lúc ăn uống sẽ khiến bạn không tập trung vào việc nhai. Bạn quên mất mình đang ăn gì và nhai gì; bởi khi đó não bộ còn đang bận quan tâm đến câu chuyện mà bạn đang tham gia.
Và như thế, những mẩu xương gà sắc nhọn cũng chui tọt xuống cổ họng trong lúc bạn cười đùa.
Ăn uống vội vàng, nhai không kỹ
Ăn quá nhanh và nhại không kỹ cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bị hóc xương gà. Nhiều người có thói quen đó là ăn rất vội vàng; theo nguyên tắc thì trước khi nuốt bạn phải nhai thật kỹ thức ăn trong miệng.
Tuy nhiên những người này thường chỉ nhai qua loa cho có sau đó nuốt luôn vào bụng. Điều này đôi lúc khiến họ bỏ xót miếng xương gà; đến khi bị hóc xương gà ở cổ họng mới dật mình nhớ ra thì đã quá trễ rồi.
Say rượu
Khi say người ta thường không làm chủ được mình. Trong lúc thiếu tỉnh táo như thế việc nuốt nhầm miếng xương gà cũng không có gì khó hiểu.
Biểu hiện hóc xương gà
Nhận biết những biểu hiện hóc xương gà không khó; bởi nó thể hiện khá rõ ra bên ngoài. Khi bị hóc xương gà bạn vẫn có thể nói chuyện; tuy nhiên cảm giác rất khó chịu và đau ở cổ họng.
Bởi xương đa phần sẽ kẹt ở amidan hoặc dây thanh quản; khiến cho bạn bị ho liên tục và rất dữ dội. Nhiều trường hợp còn ho ra máu; bởi xương gà gây tổn thương các bộ phận trong cổ họng.
Nếu mẩu xương quá lớn và sắc có thể khiến người bị hóc không thể nói chuyện được, thậm trí bị khó thở. Khi đó họ sẽ có biểu hiện vùng vẫy, tay giữ chặt cổ và miệng há ra như kêu cứu.
Nếu quan sát thấy những biểu hiện hóc xương gà ở bạn bè người thân của mình như vậy; bạn cần nhận biết nhanh và có cách xử lý kịp thời.
Bị hóc xương gà có nguy hiểm không ?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu thành ngữ “hóc xương gà sa cành khế” rồi phải không. Câu nói trên đã nói lên sự nguy hiểm của 2 tình trạng trên lớn thế nào.
Nuốt nhầm xương gà và bị mắc kẹt trong cổ họng là tình trạng phổ biến. Trong đó gặp nhiều nhất là ở trẻ em và những người có thói quen ăn nhanh hoặc hay cười nói khi ăn. Vậy bị hóc xương gà có nguy hiểm không?
Có thể thấy bất cứ thứ vật khi mắc kẹt trong cổ họng đều gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Nếu nặng thậm trí có thể gây nguy hại đến tính mạng. Chúng ta cùng tìm hiểu những ảnh hưởng mà bị hóc xương có thể gây ra với sức khỏe dưới đây.
Hóc xương gà nguy hiểm là do đâu
Bị hóc bất cứ dị vật nào cũng đều nguy hiểm như nhau. Đặc biệt là xương gà, nó gây ra nhiều ảnh hưởng nhất bởi vì:
- Trước tiên là xương gà rất cứng.
- Nó có nhiều hình dạnh kỳ quái với rất nhiều cạnh sắc nhọn. Nó có thể cắt đứt bất cứ thứ gì trên đường đi nếu được lọt xuống cổ họng.
- Xương gà rất dày vì thế cần nhiều thời gian để có thể phân hủy hết được.
Những biến chứng do hóc xương gà gây nên
Bị mắc kẹt mẩu xương gà to đại bự trong cổ, trước tiên sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nếu xương không quá lớn, không đủ khả năng bít kín đường thở; thì có thể gây ra một số biến chứng khác như:
Làm tổn thương niêm mạc họng
Cũng bởi độ dày, cứng và sắc nên xương gà có thể gây đứt, rách niêm mạch cổ họng nếu chúng ta không may nuốt phải.
Khi không may nuốt phải, đa phần chúng ta sẽ cố gắng nuốt nó xuống bụng. Điều này có nguy cơ làm những miếng xương này cắm sâu hơn vào niêm mạc cổ họng; gây nhiễm trùng và nhiều ảnh hưởng khác đến cơ quan này.
Có thể gây vỡ động mạch chủ ở cổ
Nếu mảnh xương gà có kích thước quá to và đâm sâu vào cổ họng; nó có thể xuyên luôn qua lớp niêm mạc, chạm đến động mạch chủ ở cổ. Dẫn đến đứt mạch, khi đó nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Gây nhiễm trùng, áp xe cổ họng, áp xe phế quản
Nếu mảnh xương gà lạc lối vào đường thở và không thoát ra được. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, kích thích những loại vi khuẩn phát triển; dẫn đến nhiễm trùng, tạo thành ổ áp xe cổ họng, áp xe phế quản.
Biểu hiện của người bị hóc khi đó là cảm giác đau nhói vùng ngực; khó thở cùng với đó là bị ho ra máu. Nếu có biểu hiện trên chứng tỏ người đó đã bị viêm nhiễm cấp; cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Chậm trễ có thể nguy hại đến tính mạng.
Tổn thương khí quản
Những mảnh xương này nếu lọt vào được khí quản; ảnh hưởng thêm bởi áp lực đến từ luồng hơi hít vào thở ra. Nó sẽ hình thành những va chạm với thành ống khí quản và dẫn đến thương tổn, viêm nhiễm.
Nếu mảnh xương găm sâu vào khí quản thậm trí có thể gây đứt ống khí quản.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Bị hóc xương gà có nguy hiểm không ? Nó có thể để lại nhiều biến chứng; trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản) không có biện pháp xử lý nhanh chóng và đúng cách.
Thậm trí mất mạng
Có thể nói, toàn bộ những biến chứng do bị hóc xương gà đã kể ở trên đều có khả năng dẫn đến mất mạng. Vì thế tất cả mọi người cần phải chú ý bảo vệ bản thân, ăn uống từ tốn. Nếu có biểu hiện hóc xương gà phải báo ngay cho người thân bạn bè gần đó để kịp thời sơ cứu.
Mẹo chữa hóc xương gà ở cổ
Điều khiến cho xương gà trở nên nguy hiểm chính là bởi những cạnh chìa ra đầy sắc nhọn của nó. Nếu xương gà bị kẹt trong cổ họng hay phần thực quản không kịp lấy ra sẽ càng cắm sâu vào thịt. Để lâu sẽ cứa vào da làm chảy máu, trầy xước xung quanh cổ họng.
Cũng vì lẽ đó mà dân gian Việt Nam từ xưa đã truyền tai nhau câu “hóc xương gà, sa cành khế” cũng nhằm ám chỉ sự nguy hiểm và đau đớn nếu phải trải qua 2 tình huống trên.
Dùng mẹo chữa hóc xương gà có nên không ?
Việc áp dụng các mẹo chữa hóc xương được truyền miệng trong dân gian; mà chưa được kiểm chứng bằng khoa học. Có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.
Có nhiều người thử cách nuốt một miếng cơm to; hoặc nuốt rau, ngậm vỏ quýt, vỏ bười, hay thậm trí là uống nhiều nước… Tuy nhiên, những mẹo này chỉ phát huy được hiệu quả; khi miếng xương kẹt trong cổ họng bạn có kích thước thật sự nhỏ như xương cá mà thôi.
Còn kích thước của xương gà tất nhiên là rất to và sắc nhọn. Nếu dùng những cách chữa hóc xương gà đơn giản trên chỉ mất công làm cho xương bị mắc sâu hơn. Cạnh sắc nhọn của xương sẽ càng tác động mạnh vào thành họng. Gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn và khó chịu cho bạn.
Bị hóc xương gà phải làm sao ?
Lại phải nhắc lại câu ca dao “Hóc xương gà, sa cánh khế” để thấy được nỗi đau khi gặp tình trạng này. Cũng có nghĩa bạn phải thật cẩn thận khi loại bỏ mẩu xương đang mắc kẹt; nếu không muốn gây tổn thương chính bản thân mình.
Sai lầm trong việc chữa hóc
Việc phải quan tâm trước tiên đó là dừng ngay việc nuốt bất kì thứ gì vào họng. Xương gà là một dạng xương to, nhọn; bởi vậy nếu như bạn cố nuốt một thứ đồ ăn nào khác với hi vọng xương gà sẽ theo thức ăn đi xuống bụng thì các bạn đã nhầm rồi.
Những loại thức ăn mà bạn cố nuốt đó sẽ chẳng hề giúp loại bỏ mẩu xương khỏi cổ họng đâu. Trên thực tế nó chỉ khiến cho phần xương này chọc sâu thêm vào họng bạn mà thôi.
Nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh
Nếu như mẩu xương nhỏ và kẹt không quá sâu trong họng; chỉ cần há miệng to ra là có thể quan sát được. Bạn hãy nhờ người thân bạn bè, hoặc bất kỳ ai gần đó khéo léo dùng nhíp gắp mảnh xương đó ra là được.
Cố nôn ọe mạnh để đẩy xương ra ngoài
Nôn ọe thật mạnh để đẩy xương ra ngoài; tuy nhiên tuyệt đối không được cho tay vào móc họng để nôn. Làm như vậy sẽ khiến phần cổ họng bạn bị dãn ra; tạo điều kiện cho mẩu xương đáng ghét này trôi xuống sâu hơn.
Đến bệnh viện nếu xương to
Với trường hợp mẩu xương đó có kích thước lớn, sắc nhọn; tốt nhất bạn hãy để nguyên như vậy và đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Tuyệt đối không được thử bất cứ mẹo nào; bởi mảnh xương to có độ nguy hiểm lấn lớn tới cổ họng của bạn. Thực tế đã có nhiều người vì cố tìm cách lấy ra mà bị thủng họng; phải phẫu thuật rất đau đớn.
Cách trị hóc xương gà nhỏ bằng mẹo
Với những mẩu xương gà nhỏ, cách xử lý cũng không quá phức tạp như những loại xương to khác. Dưới đây là các mẹo trị hóc xương gà nhở khá hiệu quả để các bạn tham khảo thêm.
Điều trị hóc xương gà tại nhà bằng tỏi
Tỏi là loại gia vị mà bất cứ nhà bếp nào cũng có. Khi bị hóc xương, bạn hãy đưa tay lên chạm nhẹ nhàng vào phần cổ nhằm xác định chính xác vị trí bị hóc.
Trong trường hợp xương mắc bên trái hãy lấy ngay 1 tép tỏi nhét vào lỗ mũi phải. Làm ngược lại nếu xương mắc bên phải.
Tiếp đó dùng tay bịt lỗ mũi còn lại rồi thở bằng miệng. Mùi hăng nồng bốc ra từ tép tỏi trong mũi sẽ làm bạn thấy khó chịu và hát xì ngay mảnh xương ra ngoài.
Chữa hóc nhờ những viên C xủi
Ý nghĩa cái tên C xủi chính là chỉ ra thành phần vitamin C có trong nó. Khi bạn ngậm viên C xủi trong miệng; dưới sự tác động của nước bọt viên C sẽ xủi bọt.
Khi đó chất nước cam tiết ra từ viên C sẽ chảy xuống cổ họng. Khi mẩu xương tiếp xúc với nước này sẽ nhanh chóng mềm ra và trôi xuống họng. Đây là một mẹo chữa hóng xương gà nhỏ rất hay; bạn có thể áp dụng thay cho cách ngậm vỏ cam nếu không có sẵn.
Ăn lá rau má
Cách chữa hóc xương gà nhỏ nhanh chóng bằng lá rau má này cũng tương tự với việc nuốt cơm vào. Tuy nhiên, nhờ tinh dầu tiết ra từ lá rau má kèm theo các dưỡng chất trong đó sẽ giúp cổ họng bạn nhẹ dịu hơn. Mẩu xương sẽ cùng với lá rau má trôi tuột xuống thẳng dạ dày.
Việc bạn cần làm rất đơn giản; chỉ cần rửa sạch lá rau má rồi bỏ vào miệng nhai nát rồi nuốt xuống cổ họng mà thôi.
Phòng tránh bị hóc xương gà
Nếu không muốn rơi vào tình trạng hóc xương gà; cách tốt nhất bạn cần làm đó là ăn uống thật cẩn thận. Nên tránh không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn.
Ăn uống chậm rãi từ tốn; không húp mạnh khi ăn canh cá hoặc lẩu gà. Khi chế biến các món từ gà, bạn không nên chặt miếng gà quá nhỏ để tránh tạo ra những miếng xương gà vụn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết về các cách chữa hóc xương gà bằng mẹo dân gian trên đây. Bạn đã nắm được cách xử lý trước các biểu hiện hóc xương gà cho chính mình; cũng như hỗ trợ cho mọi người xung quanh. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nữa nhé.