Ăn sắn có béo không ? Thực hư chuyện ăn sắn giảm cân có đúng không ?

Ăn sắn có béo không ? Sắn bao nhiêu calo ? Thực hư chuyện ăn sắn giảm cân thế nào ? Cùng giải đáp những thắc mắc trên ngay bây giờ nhé.

Một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất, gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam ta. Sắn rất giàu dưỡng chất, vị ngọt ngon; là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Cũng bởi vậy, vấn đề ăn củ sắn có béo không cũng được quan tâm nhiều hơn. Nếu bạn lo lắng món ăn tủ này sẽ gây tăng cân; những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất có ích đấy.

Thành phần dưỡng chất có trong sắn

Trước khi đi sâu tìm hiểu xem ăn sắn có gây tăng cân không. Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua thành phần dinh dưỡng có trong mỗi củ sắn đã nhé.

Củ sắn có tác dụng gì
Củ sắn có tác dụng gì

Sắn là một nguồn cung cấp tinh bột rất dồi dào; ngoài ra trong loại củ này còn chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác như: khoáng chất, các loại vitamin A B C, cùng arginin. Nó cũng là nguồn cung cấp thiamin, axit folic, mangan và kali hữu ích. Đặc biệt là hoàn toàn không tồn tại những axit amin chứa lưu huỳnh.

Mặc dù chứa một lượng tinh bột không hề nhỏ; tuy nhiên củ sắn lại chứa ít đạm và chất béo. Nếu đặt lên bàn cân so sánh, giá trị dinh dưỡng của sắn không hề kém cạnh các loại rau củ khác như khoai lang và khoai tây.

Ăn sắn sẽ giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn; nhờ nguồn cacbonhydarte phức tạp có trong loại củ này. Cũng chính bởi vậy,  mà củ sắn và các loại thực phẩm được chế biến từ sắn rất thích hợp cho bữa sáng.

Những củ sắn tươi hoàn toàn không chứa chất béo. Khi bạn luộc loại củ này lên, nó sẽ sản sinh ra một lượng chất béo nhất định. Tuy nhiên hàm lượng này rất nhỏ, thường ít hơn 1gram.

Khi ở trạng thái nguyên chất, trong sắn chứa lượng tinh bột kháng không hề nhỏ. Nhờ đó,  có thể tăng cường số lượng lợi khuẩn trong ruột; tốt cho đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Trong rễ sắn chứa cực kỳ nhiều canxi và vitamin C; còn lá của loại củ này thì tồn tại lysine và carotene.

Ăn sắn có béo không ?

Với nhiều chất dinh dưỡng như trên, liệu ăn củ sắn có béo không ? Đáp án có thể khiến bạn bất ngờ đấy.

Theo đó, ăn loại củ này không những không bị béo; mà ngược lại nó còn là loại thực phẩm giảm cân rất hiệu quả. Sở dĩ có điều này là bởi củ sắn rất giàu chất xơ; nhờ vậy mà nó có tác dụng loại bỏ mỡ thừa hiệu quả.

Ngoài ra, nó còn tạo cho chúng ta cảm giác no lâu hơn; giảm sự thèm ăn. Lượng chất béo dưới 1gram sau khi nấu chín của loại củ này; cũng khiến nó được những người muốn giảm cân ưa chuộng.

Ăn sắn có béo không
Ăn sắn có béo không

Vẫn chưa hết đâu, các nghiên cứu còn cho thấy, việc ăn sắn thường xuyên còn có khả năng làm tiêu hao cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, phòng chống tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.

Có thể thấy, suy nghĩ ăn củ sắn có mập không ? là hoàn toàn không có căn cứ rồi. Đọc đến đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ cần phải tìm hiểu thêm về loại củ này; để bổ sung vào thực đơn giảm cân của mình cũng nên.

Cách chế biến sắn an toàn cho người sử dụng

Để phát huy được hết tác dụng của sắn thì bạn cần phải chế biến nó đúng cách. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chúng ta không nên ăn sắn sống; bởi ở trạng thái này trong sắn có tồn tại xyanua tự nhiên; cực kỳ độc hại với sức khỏe con người.

Ngoài ra, những củ sắn tươi nằm sâu bên dưới lớp đất; chắc chắn sẽ hấp thụ nhiều chất ô nhiễm ở dưới lòng đất và cả môi trường xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình; hãy nhớ nấu chín loại củ này trước khi ăn.

Sau khi đào củ sắn từ dưới đất lên, cần phải sơ chế ngay lập tức. Trước tiên là tách bỏ lớp vỏ của chúng; sau đó ngâm chúng trong nước 2-3 ngày, rồi mới được chế biến. Việc này có vai trò quan trọng, giúp loại bỏ phần lớn chất độc hại tồn tại trong sắn. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng nước gạo để lọc chất độc tốt nhất.

Chất độc hại trong sắn tập trung nhiều nhất ở phần đầu củ sắn. Vì thế trong khi sơ chế bạn nhớ phải cắt bỏ đoạn này đi.

Trong khi đó, vỏ sắn là nơi mà xyanua tồn tại chủ yếu; do đó bạn cần gọt sạch vỏ trước khi chế biến.

Những cách chế biến sắn thường thấy gồm luộc, rang hoặc nướng. Với món sắn luộc, đun đến khi nồi sắn luộc bắt đầu sôi thì mở vung để chất độc từ sắn thoát ra ngoài. Nên thay nước luộc sắn 3 lần để loại bỏ sạch độc tố.

Kết hợp ăn sắn chung với một số thực phẩm dồi dào protein cũng là cách hay. Bởi protein có khả năng loại bỏ xyanua có trong sắn.

Nếu sử dụng các chế phẩm từ sắn như bột sắn dây, bột sắn thì bạn có thể yên tâm. Bởi chúng đều rất an toàn; không còn độc tố như sắn tươi đâu nhé.

Thực đơn ăn sắn giảm cân hiệu quả

Với hàm lượng chất xơ rất cao, củ sắn có thể giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Do đó, bạn có thể áp dụng cách ăn sắn giảm cân vào bữa ăn hàng ngày. Sau đây là một số thực đơn giảm cân hiệu quả với củ sắn.

Thực đơn ăn sắn giảm cân hiệu quả
Thực đơn ăn sắn giảm cân hiệu quả

Ăn sắn luộc giảm cân

Sắn luộc là món ăn dân dã được người dân Việt Nam ưa chuộng từ ngàn đời nay. Không chỉ dễ chế biến, hương vị của nó cũng rất ngon ngọt.

Mặc dù là một món ăn đơn giản, không cầu kỳ gì; nhưng đừng vì thế mà coi thường nó nha. Ăn sắn luộc giảm cân, loại bỏ mỡ bụng cực kỳ hiệu quả đó.

Cách thực hiện: 

  • Cắt bỏ phần vỏ, ngâm trong nước, rồi rửa lại với nước sạch; xắt thành từng khúc to.
  • Luộc sắn trong nồi đổ ngập nước.
  • Đun sôi trong vòng 15 phút; kiểm tra thấy sắn đã mềm và nứt bung ra thì dừng đun.
  • Vớt sắn ra để ráo nước là có thể ăn được.

Ăn bánh sắn giảm cân

Nếu món sắn luộc đã khiến bạn ngán đến tận cổ; hãy chuẩn bị thêm ít dừa để biến sắn thành món bánh thơm, giòn, ngon miệng hơn nhé.

Một bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày với món bánh sắn là rất tốt. Không những đảm bảo dinh dưỡng mà còn giúp lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa chính của chúng ta ít đi; loại bỏ lớp mỡ thừa nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Tách vỏ, thực hiện các bước sơ chế; sau đó cho vào nồi luộc như với cách làm món sắn luộc.
  • Loại bỏ phần ruột sắn; nghiền nát phần thịt sắn.
  • Xắt cùi dừa đã chuẩn bị thành những sợi nhỏ; rắc lên trên thịt sắn đã nghiền rồi trộn đều.
  • Đến bước nặn bánh, lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp trên nặn thành từng miếng bánh hình cầu dẹt.
  • Đem bánh đã nặn nướng trong lò vi sóng khoảng chừng 20 phút; nếu không bạn có thể dùng chảo rán.
  • Sau khi bánh chín, đem bỏ ra đĩa; thế là đã có thể đánh chén được rồi.

Cách giảm cân với chè sắn

Ngoài 2 cách ăn củ sắn giảm cân kể trên; ăn chè sắn cũng là một cách giảm cân hiệu quả. Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời của hương vị thơm dẻo từ khoai mì; cùng sự béo ngậy của cốt dừa. Nếu chưa được thưởng thức qua món này thì bạn hãy thử ngay đi; có khi bạn sẽ nghiền nó ngay đấy.

Cách chế biến: 

  • Luộc sắn, tách bỏ phần ruột sắn, xắt sắn thành từng khúc nhỏ.
  • Xắt cùi dừa thành từng sợi nhỏ; ngâm trong nước sôi.
  • Ngâm trong khoảng 15 phút, đợi nước nguội dần thì vớt sợi dừa ra, chắt lấy nước.
  • Cho phần nước dừa vừa thu được lên bếp đun sôi; bỏ thêm gia vị đường hoặc muối tùy khẩu vị.
  • Chờ đến khi nước dừa sôi thì đổ sắn đã xắt nhỏ vào nồi.
  • Khuấy đều cho sắn và nước dừa hòa quyện vào nhau.
  • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp; đổ thành phẩm ra bát rồi rắc thêm một chút vừng lên trên. Thế là đã có ngay món chè sắn cực kỳ hấp dẫn rồi.

Ăn củ sắn cần lưu ý điều gì

Cũng tương tự như nhiều loại thực phẩm khác, củ sắn cũng có những “chống chỉ định” riêng của mình. Bạn nên chú ý đến những điều sau để việc ăn sắn giảm cân không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Khi ăn sắn luộc, bạn có thể chấm với đường hoặc mật ong. Không những giúp mùi vị thơm ngon hơn; mà nó còn có thể trung hòa độc tố trong sắn đấy.
  • Không nên ăn quá nhiều, ăn vào buổi tối hoặc trong lúc đói. Bởi đây là những thời điểm dễ gây ngộ độc sắn.
  • Sắn sau khi chế biến mà có vị đắng thì không được ăn nữa.
  • Với sắn tươi, tốt nhất nên luộc. Không nên làm sắn nướng; bởi đây là món ăn dễ gây ngộ độc nhất.
  • Nếu muốn chế biến lá sắn, trước tiên cần ngâm chúng một thời gian dài trong nước muối, rửa lại thật kỹ rồi mới sử dụng.
  • Loại thực phẩm này chống chỉ định với bà bầu và trẻ nhỏ.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau giải đáp được thắc mắc ăn sắn có béo không ? thực hư chuyện ăn sắn giảm cân rồi. Có thể kết luận rằng, củ sắn chứa nhiều dưỡng chất tốt với sức khỏe; nếu sử dụng hợp lý sẽ rất hữu ích. Dù vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ cách chế biến; bởi loại củ này cũng chứa rất nhiều độc tố. Nếu chế biến không kỹ sẽ gây nhiều tác hại.