Bà bầu có nên ăn lá lốt không ? lợi ích của lá lốt với bà bầu

Bà bầu có nên ăn lá lốt không ? Cùng tìm hiểu những lợi ích của lá lốt với bà bầu với Tuti Health qua những thông tin trong bài viết sau nhé.

Lá lốt là một loại gia vị không còn xa lạ gì trong gian bếp của các gia đình Việt. Nó chính là nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon của nhiều món ăn. Mặc dù vậy thì với chị em phụ nữ có bầu ăn lá lốt được không ? thì còn nhiều ý kiến trái chiều.

Lá lốt có tác dụng gì ?

Tuy là một loài cây dân dã mọc dại, thế nhưng không thể vì thế mà xem thường thành phần dinh dưỡng trong lá lốt được. Trên thực tế, lá lốt không chỉ là một loại gia vị thông thường; nó còn được xem như một vị thuốc quý. Có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt được truyền nhau trong dân gian.

Lá lốt có tác dụng gì ?
Lá lốt có tác dụng gì ?

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, lá lốt có rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Trong đó có những tác dụng nổi bật như chống viêm, chóng loét, tốt cho hệ tim mạch và gan, phòng chống tiểu đường…

Bên cạnh đó, người ta còn dùng lá lốt để vệ sinh răng miệng cực hiệu quả. Một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột còn phát hiện ra lá lốt có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u và chống lại một số loại hóa chất.

Lá lốt là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa rất dồi dào. Vì thế nó cực kỳ hữu ích với những ai gặp phải vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp cao.

Theo Đông Y, lá lốt có khả năng làm ấm bụng, giảm đau nhức xương khớp, chữa chứng nôn mửa, đầy hơi, trị cảm…

Bà bầu có nên ăn lá lốt không ?

Về việc bà bầu ăn lá lốt được không, thì dân gian vẫn truyền tai nhau rằng ăn lá lốt khi mang thai sẽ giúp hệ tiêu hóa của chị em ổn định, giảm thiểu tình trạng ốm nghén. Đồng thời kích thích tạo cho mẹ bầu cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Cũng có một số thông tin cho rằng, ăn lá lốt còn giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhiều và giàu dinh dưỡng hơn.

Bà bầu có nên ăn lá lốt không ?
Bà bầu có nên ăn lá lốt không ?

Không những vậy, lá lốt còn được biết đến là một loại rau rất giàu chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, nó đã được ứng dụng như một loại thuốc trị các tình trạng như: ho, chảy máu chân răng, mất nước, làm liền vết thương nhanh, trị táo bón, đái tháo đường, đau lưng đau đầu…

Với gần đó những lợi ích mà lá lốt mang lại cho mẹ bầu. Chắc hẳn bạn cũng tự có đáp án cho câu hỏi bà bầu có nên ăn lá lốt không rồi đúng không nào.

Lợi ích của lá lốt với bà bầu như thế nào ?

Những lợi ích cụ thể mà lá lốt mang lại cho phụ nữ mang thai như thế nào. Chúng ta hãy cùng theo dõi những thông tin sau để biết rõ hơn nhé:

Bà bầu ăn lá lốt giúp giảm táo bón

Mang thai bị táo bón là chuyện mà gần như chị em nào cũng từng phải trải qua. Đặc biệt là vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra lượng hormone progesterone lớn; khiến hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Để hạn chế được tình trạng táo bón khi mang thai, các mẹ bầu có thể ăn lá lốt với lượng vừa đủ.

Trong mỗi 100g lá lốt có chứa tới 85,6g nước cùng với 2,5g chất xơ. Nhờ đó, lá lốt có khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Từ đây, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng trở nên thuận lợi hơn. Giúp chị em tránh được những cảm giác khó chịu mà táo bón thai kỳ gây ra.

Lá lốt chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Chị em nào gặp tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng trong thai kỳ cũng có thể ăn lá lốt để điều trị. Tác dụng chữa chảy máu chân răng của lá lốt đến từ lượng tinh dầu có trong nó. Loại tinh dầu có trong lá lốt có thành phần chính là benzyl axetat; có tính kháng khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm rất tốt.

Lá lốt giúp bà bầu trị bệnh phụ khoa

Nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa khi mang thai như: viêm nhiễm âm đạo, nấm vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường… là rất cao. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em có thể tham khảo phương pháp rửa vùng kín bằng nước lá lốt đun sôi nhé.

Những lợi ích của lá lốt với bà bầu
Những lợi ích của lá lốt với bà bầu

Ăn lá lốt giúp cải thiện làn da cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng hormone Estrogen trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao. Điều này làm cho làn da của chị em trở nên nhạy cảm; dễ bị nổi mụn và xuất hiện vết thâm nám, sạm da.

Hoạt chất phenol có trong lá lốt có tác dụng làm ức chế hoạt động của những loại vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng tại các ổ mụn. Ngoài ra, chất xơ và vitamin C trong lá lốt có khả năng cân bằng nồng độ pH cho da; ngăn ngừa bã nhờn gây cản trở lỗ chân lông. Giúp làn da của các mẹ sáng mịn hơn.

Không những thế, lá lốt còn có khả năng tẩy tế bào da chết. Nhờ đó làn da của các mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi lại bình thường sau khi nổi mụn.

Trong lá lốt còn có một hoạt chất tên là alcaloid. Hoạt chất này không những có khả năng kháng khuẩn, chống viêm da; mà còn giúp làn da trắng mịn hơn. Loại bỏ giúp mẹ bầu nỗi ám ảnh nám sạm da trong thai kỳ.

Trị ho nhờ lá lốt

Chất chống oxy hóa rất dồi dào trong lá lốt có nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị ho, giảm ho cho chị em phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn lá lốt giảm thiểu đau nhức cơ thể

Lá lốt có tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nhờ vậy chị em có thể ứng dụng loại rau này để phòng ngừa và hạn chế những vấn đề đau nhức cơ thể; như đau mỏi chân tay, đau lưng, đau đầu.

Bà bầu ngâm chân bằng lá lốt để phòng tránh sưng phù

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, chị em thường dễ xuất hiện tình trạng sưng phù chân. Có một cách giảm sưng phù rất hiệu nghiệm đó là ngâm chân bằng lá lốt.

Cách làm này có thể giúp chị em “đả thông kinh mạch”, giúp mạch máu giãn nở. Nhờ đó hoạt động tuần hoàn máu ở chân được cải thiện. Chị em nên ngâm chân vào buổi tối; nó sẽ giúp giấc ngủ của chị em sâu hơn, tâm hồn thư thái hơn.

Mẹ bầu ăn lá lốt cần lưu ý điều gì

Có thể thấy, những lợi ích của lá lốt với bà bầu là không phải bàn cãi. Thế nhưng, ăn quá nhiều lá lốt cũng không hề tốt chút nào đâu nhé các mẹ. Mỗi tuần ăn từ 1-2 bữa lá lốt là tốt nhất. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tích tụ nhiệt trong người; ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Đối với những mẹ nào gặp tình trạng mang thai khó, có tiền sử sảy thai, thai yếu. Trước khi đưa lá lốt vào thực đơn ăn uống hãy tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ trước.

Lá lốt có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau; tạo thành nhiều món ăn ngon như chả lá lốt, thịt bò xào lá lốt, nấu canh… Chị em hãy đa dạng món ăn lên để cảm thấy ngon miệng hơn nhé.

Có nhiều thông tin cho rằng việc ăn lá lốt khi mang thai khiến mẹ bầu bị mất sữa. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định điều này. Ngược lại, có rất nhiều thông tin cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid trong lá lốt có nhiều hữu ích với mẹ bầu.

Với những chia sẻ về việc bà bầu có nên ăn lá lốt không của Tuti Health trên đây. Hi vọng rằng các chị em sẽ sử dụng lá lốt sao cho phù hợp để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Và nhớ là khi muốn ăn một món lạ, nhất là trong trường hợp có tiền sử sẩy thai; thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước bạn nhé.