Dứa có gai miền Tây gọi là gì ? Cách phân biệt dứa có gai và không gai

Dứa có gai miền Tây gọi là gì ? Dứa không gai miền Tây gọi là gì ? Cũng như cách phân biệt 2 loại dứa này là ý chính có trong bài viết.

Một minh chứng nữa cho câu nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả thật, với rất nhiều dân tộc anh em cùng sự đa dạng về văn hóa vùng miền; đã mang đến sự phong phú cho tiếng Việt.

Mặc dù vậy, việc có nhiều từ ngữ địa phương cũng dễ gây ra sự nhầm lẫn, hiều lầm trong giao tiếp giữa những người ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ như khi cùng chỉ một loại quả, ở mỗi nơi lại có một cách gọi khác nhau.

Và trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến cách gọi quả dứa của người miền Tây. Nếu chuẩn bị có chuyến du lịch hoặc công tác ở khu vực này; bạn nên đọc bài viết sau để tránh sự nhầm lẫn nhé.

Dứa có gai Miền Tây gọi là gì ?

Dứa có 2 loại, ở miền Bắc gọi là dứa có gai và dứa không gai. Còn với người dân miền Tây, 2 loại dứa này cũng được họ gọi bằng 2 cái tên khác nhau.

Trước tiên là loại dứa có gai, đây là loại dứa vỏ có nhiều gai, trái nhỏ, thịt vàng đậm, cùng với vị ngọt đậm đà. Ở Miền Tây người ta gọi nó là trái Khóm.

Dứa có gai miền Tây gọi là gì ?
Dứa có gai miền Tây gọi là gì ?

Tên quốc tế của loại dứa này là Dứa Queen. Ở nước ta, loại dứa này rất phổ biến; bởi phần thân khá cứng và dễ vận chuyển nên được trồng rất nhiều.

Trái khóm có kích thước nhỏ, khối lượng giao động trong khoảng 500–900gr/trái. Để nhận biết loại dứa này, bạn có thể quan sát phần lá của của nó.

Nếu là trái khóm thì ở mép lá sẽ có rất nhiều gai; bản lá hẹp, cứng, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song.

Hoa dứa có màu xanh hồng, mắt dứa lồi, hố mắt sâu; mật độ mắt dứa khít và dày, hình dáng trái thon dài. Thịt trái có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà nhưng không gắt.

Dứa không gai Miền Tây gọi là gì?

Vậy là chúng ta đã biết dứa có gai Miền Tây gọi là gì rồi. Bây giờ, hãy khám phá tiếp về cách gọi tên loại dứa không gai của người miền Tây nhé.

Theo đó, loại dứa không gai ở miền Tây được gọi với cái tên trái thơm. Khác với trái khóm, trái thơm không có gai ở lá, kích thước cũng lớn hơn (mỗi trái nặng trung bình gần 3kg).

Mật độ mắt của thơm thưa thớt, thịt có màu vàng vàng. Mùi vị của nó có sự pha trộn giữa vị chua và ngọt. Đặc biệt so về độ mọng nước thì trái thơm cũng nhiều hơn trái khóm.

Phân biệt trái khóm và trái thơm

Để phân biệt 2 loại dứa này, trước tiên bạn có thể quan sát hình ảnh dưới đây:

Cách phân biệt trái thơm và trái khóm
Cách phân biệt trái thơm và trái khóm

Qua hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy rằng phần lá của trái khóm thì có nhiều gai; trong khi đó với trái thơm thì hoàn toàn không có.

Thơm có phần mắt to và nông hơn. Chính vì thế, khi bổ thơm bạn không cần gọt quá sâu cũng có thể loại bỏ những mắt này đi rồi.

Ngược lại, những trái Khóm lại có phần mắt dày và sâu hơn. Do đó, bạn sẽ cần gọt sâu hơn để loại bỏ lớp mắt này.

So về kích thước thì trái khom có kích thước nhỏ hơn trái thơm. Phần ruột của trái khom có màu nhạt và không mọng nước bằng trái thơm.

Những điều có thể bạn chưa biết về dứa

Những tác dụng của dứa với sức khỏe con người đã được chia sẻ rất nhiều. Vậy tại sao loại quả này lại tốt như vậy ? Hãy cùng Tuti health khám phá một số điều có thể bạn chưa biết về dứa sau đây nhé:

  • Người ta có thể tận dụng phần vỏ dứa để làm rượu, thức ăn gia súc hoặc giấm
  • Ăn dứa rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người nhờ thành phần Bromelain trong nó
  • Dứa rất dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn
  • Dứa giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Làm dịu cơn ho
  • Cải thiện sức khỏe hệ xương khớp
  • Ăn dứa còn giúp bạn có làn da đẹp, làm chậm quá trình lão hóa da
  • Rất tốt với sức khỏe não bộ

Mặc dù vậy, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây khi ăn dứa, để tránh xảy ra những phản ứng không tốt:

Tính axit của dứa ở mức tương đối cao, do đó nếu đang gặp tình trạng trào ngược axit dạ dày thì không nên ăn quá nhiều dứa. Để đề phòng nguy cơ bị ợ nóng sau khi ăn.

Bromelain có trong dứa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các bạn hãy lưu ý nhé.

Vậy là chúng ta đã biết được dứa có gai miền Tây gọi là gì ? Cũng như cách phân biệt dứa có gai và không gai như thế nào rồi. Đây là một loại trái cây rất tốt với sức khỏe; nếu có thể hãy bổ sung nó vào thực đơn hàng ngày nhé.