Hội chứng tự sinh rượu (ABS) là một tình trạng hiếm gặp, trong đó cơ thể sản xuất rượu một cách tự nhiên mà không cần uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.
Hội chứng tự sinh rượu là gì ?
Hội chứng tự sinh rượu (ABS) là gì ? còn được biết đến với cách gọi khác là hội chứng lên men ruột. Đây là một trạng thái mà cơ thể tự động chuyển đổi các loại thức ăn chứa đường và tinh bột (carbohydrate) thành ethanol. Dẫn đến việc có nồng độ cồn trong cơ thể mà không cần tiêu thụ bất kỳ loại đồ uống có chứa cồn nào như bia hay rượu.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự sinh rượu (ABS)
Các chuyên gia y tế cho biết, việc chẩn đoán hội chứng tự sinh rượu tương đối khó khăn. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề y khoa khác.
Thông thường, phần lớn những trường hợp được phát hiện đều đến từ việc bị bắt giữ khi lái xe sau khi uống rượu bia. Tuy nhiên, thực tế là người lái xe bị bệnh chứ hoàn toàn không tiêu thụ bất kỳ loại đồ uống chứa cồn nào cả.
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng tự sinh rượu là sự xuất hiện quá mức của các loại nấm men như: candida albicans, candida glabrata, torulopsis glabrata, candida krusei, candida kefyr, saccharomyces cerevisiae trong ruột người bệnh.
Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể là biến chứng của một số bệnh khác, ví dụ như bệnh gan. Khi gan không hoạt động bình thường và loại bỏ cồn khỏi cơ thể chậm hơn; các triệu chứng của hội chứng tự sinh rượu có thể xuất hiện.
Bị bắt khi lái xe do nồng độ cồn trong máu cao
Một người đàn ông 46 tuổi gặp phải các triệu chứng tâm thần như mất trí nhớ, trầm cảm trong hơn 6 năm. Cuối cùng, anh ta bị bắt vì lái xe khi nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn pháp lý.
Người đàn ông khẳng định rằng anh không uống rượu. Tuy nhiên, ban đầu các bác sĩ và cảnh sát không tin cho đến khi phát hiện người đàn ông này mắc chứng tự sinh rượu. Và được chẩn đoán là do sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
Theo TS. Fahad Malik – một trong những bác sĩ điều trị cho người đàn ông này, các loại thuốc kháng sinh đã làm phá vỡ cấu trúc vi khuẩn bình thường trong ruột của người đàn ông. Điều này đã cho phép nấm men sản xuất rượu phát triển mạnh và gây ra các triệu chứng của chứng tự sinh rượu.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã gặp 15 bệnh nhân mắc bệnh tự sinh rượu và phần lớn nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh kéo dài.
Những ai có thể mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS) ?
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, hội chứng lên men ruột này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mắc phải hội chứng ruột ngắn.
Khi đó, các em bé sẽ dễ bị say sau khi ăn hoặc uống các loại nước ép trái cây chứa nhiều carbohydrate tự nhiên như cam, việt quất, bưởi, táo…
Mặc dù hội chứng tự sản sinh rượu khó phát hiện, nhưng vẫn có thể chữa khỏi. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là cảm thấy say sau khi ăn thực phẩm chứa đường và tinh bột; tốt nhất nên sớm đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đây là toàn bộ những thông tin về hội chứng tự sinh rượu (ABS). Trên thực tế, đây là một hội chứng hiếm gặp, tuy nhiên có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng kháng sinh kéo dài; gây ra sự phá vỡ cấu trúc vi khuẩn bình thường trong ruột.