Tằng hắng là gì ? đây liệu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào không và cách trị tằng hẵng tại nhà thế nào hiệu quả nhất ?
Tằng hắng là gì ?
Nguyên nhân gây tằng hắng liên tục
Tằng hắng có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau, như dị ứng, cảm cúm, trào ngược dạ dày hoặc viêm họng. Trong đó phổ biến nhất là các vấn đề viêm họng mãn tính, như viêm amidan hay viêm họng hạt.
Dưới đây là các bệnh lý liên quan đến tình trạng hằng giọng:
Viêm amidan mãn tính
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tằng hắng. Khi chúng ta mắc viêm amidan mãn tính, trong hốc amidan sẽ bị sưng to, kèm theo mủ.
Điều này sẽ gây ra tình trạng vướng víu khó chịu ở cổ. Khiến chúng ta bị tằng hắng lâu ngày, kèm theo mùi hôi miệng…
Viêm họng hạt
Cũng thương tự như viêm amidan mãn tính, viêm họng hạt cũng gây tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở cổ. Tuy nhiên khác với viêm amidan gây sưng, căn bệnh viêm họng hạt sẽ hình thành nên những hạt li ti có màu hồng hoặc đỏ trong cổ họng.
Những hạt li ti này làm cho người bệnh cảm thấy rát cổ họng, vướng họng, ho có đờm. Từ đó, buộc phải tằng hắng liên tục để cảm thấy dễ chịu hơn.
Trào ngược thanh quản (LPR)
Bị trào ngược thanh quản (LPR) cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị tằng hắng liên tục. Sở dĩ như vậy là vì bệnh này xảy ra khi các vật chất trong dạ dày (axit dạ dày và pepsin) bị đẩy ngược lên trên thực quản vào họng; dẫn đến cảm giác khó chịu, buộc bạn phải tằng hắng để thoải mái hơn.
Căn bệnh trào ngược thanh quản nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp nặng hơn sẽ cần can thiệp phẫu thuật để trị dứt điểm.
Ngoài ra, việc tuân thủ lối sống tích cực và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà cũng giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn rất nhiều, ví dụ như:
- Kê cao gối khi ngủ.
- Sau khi ăn uống nên ngồi một lúc để tiêu hóa thức ăn, tuyệt đối không nằm ngay sau ăn.
- Hạn chế caffein và bia rượu.
- Không ăn những món ăn cay nóng, nhiều axit.
- Cải thiện vấn đề cân nặng.
- Giữ tinh thần thoải mái.
Chảy dịch mũi sau
Một nguyên nhân gây tằng hắng khác cũng rất phổ biến là do chảy dịch mũi sau. Khi gặp phải vấn đề này, cơ thể sẽ sản sinh ra thêm một lượng chất nhầy dư thừa.
Số chất nhầy này sẽ di chuyển tới cổ họng thông qua phía sau mũi. Bạn có thể nhận biết tình trạng chảy dịch mũi sau qua các triệu chứng khác như:
- Ho nhiều và thường xảy ra vào ban đêm.
- Mắc ói vì chất nhầy dư thừa xâm nhập vào dạ dày.
- Đau họng.
- Có mùi hôi miệng.
Tằng hắng do dị ứng
Dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến ngứa họng, khi đó bắt buộc chúng ta phải tằng hắng. Một số loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày như sữa, trứng và đậu nành lại có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
Để phòng ngừa nguy cơ tằng hắng do dị ứng gây ra, bạn cần nắm được bản thân bị dị ứng với loại thực phẩm gì; và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Túi thừa Zenker
Nghe tên thấy rất lạ đúng không nào, tình trạng túi thừa Zenker này thực tế cũng khá là hiếm gặp. Nó xảy ra khi thực quản xuất hiện một chiếc túi bất thường; cản trở con đường dẫn thức ăn đi vào dạ dày. Nhiều trường hợp, túi thừa cùng với chất nhầy bị mắc ở cổ họng; làm cho người bệnh phải tằng hắng liên tục.
Tình trạng túi thừa Zenker dù ít gặp, nhưng một khi xảy ra thì phải thực hiện phẫu thuật để trị dứt điểm.
Tằng hắng trong vô thức
Rất nhiều trường hợp bị tằng hắng do các nguyên nhân bệnh lý như viêm họng hạt, trào ngược thanh quản… Mặc dù đã điều trị khỏi bệnh, nhưng vẫn bị tằng hắng trong lúc giao tiếp, làm việc, lái xe… Như vậy được gọi là tằng hắng trong vô thức, gây ra rất nhiều phiền toái cho công việc và đời sống của người bệnh.
Rối loạn tic vận động mãn tính
Rối loạn tic vận động mãn tính có thể hiểu là một dạng rối loạn vận động, hoặc một phát âm không chủ đích. Nó xuất hiện một cách bất ngờ nhanh chóng; tuy nhiên lại lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hầu hết những trường hợp bị rối loại tic vận động mãn tĩnh thường sẽ bắt đầu trước 18 tuổi; và kéo dài trong vòng từ 4 – 6 năm.
Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ có những triệu chứng như co giật và phát ra âm thanh bất thường.
Ngoài tằng hắng ra, thì người bị hội chứng Tourette còn có những biểu hiện khác như:
- Nháy mắt liên tục
- Khịt mũi
- Có nhiều cử động lạ ở miệng, liếm môi, chép môi
- Lắc, giật đầu
- Lẩm bẩm
- Ho
- Lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ
Để điều trị hội chứng Tourette, cần phải kết hợp điều trị thần kinh, sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.
Rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em với liên cầu khuẩn (PANDAS)
Tình trạng rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em thường xảy ra đột ngột; sau khi trẻ mắc phải viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt phát ban.
Không chỉ là nguyên nhân gây tằng hắng và các biểu hiện rối loạn tic. PANDAS còn gây ra những vấn đề về tinh thần như: thường xuyên ủ rũ, cáu kỉnh, dễ bị ám ảnh, hoảng loạn.