Cho con bú uống cafe sữa được không ? Rõ ràng, thói quen uống cafe sữa buổi sáng rất khó bỏ, điều này khiến nhiều mẹ sau sinh lo lắng.
Cà phê là loại thức uống quen thuộc với nhiều người và các mẹ cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, khoảng thời gian cho con bú là lúc mà các mẹ bỉm sữa cần chú ý về chế độ ăn uống nhất. Bởi các chất được hấp thụ vào cơ thể của mẹ đều có thể gây ảnh hưởng lên nguồn sữa cho trẻ. Vậy các mẹ sau sinh và đang cho con bú uống cafe sữa được không ?
Đang cho con bú uống cafe sữa được không ?
Nếu bạn đang trong khoảng thời gian cho con bú thì vẫn có thể uống cà phê sữa. Việc uống vừa phải một lượng caffeine tương đương với khoảng 2 đến 3 cốc cafe 240ml mỗi ngày sẽ không gây ảnh hưởng gì đến cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng hàm lượng caffeine trong một tách cà phê không phải lúc nào cũng giống nhau. Chúng còn tùy thuộc vào loại hạt cà phê cũng như thời gian pha cà phê.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên pha khoảng từ 200 – 300 miligam cà phê mỗi ngày là thích hợp nhất; nếu như đang trong thời gian cho con bú.
Caffeine và sữa mẹ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ; khi uống cà phê thì mức caffeine trong sữa mẹ sẽ đạt đỉnh trong khoảng từ 1 đến 2 giờ rồi sau đó giảm dần. Một kết quả nghiên cứu từ lâu cho thấy, sẽ có chỉ từ 0,06 – 1,5% lượng caffeine được truyền theo đường từ mẹ sang con khi cho con bú.
Ngoài cà phê, caffeine cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống; có thể kể đến như trà, socola hay nước tăng lực,… Do vậy, nên bạn cần nhớ các nguồn có caffein có thể dung nạp vào cơ thể hằng ngày để sử dụng cho hợp lý. Tránh việc nạp quá nhiều caffein vào cơ thể trong một ngày.
Dù cho Viện Hàn lâm nhi khoa học Hoa Kỳ đã phân caffeine vào loại dược phẩm thường tương thích với việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn vẫn nên hạn chế và chỉ nên tiêu thụ caffeine ở mức 300 miligam mỗi ngày. Bởi việc hấp thụ caffeine quá nhiều có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ theo thời gian.
Caffeine có ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh không ?
Caffeine hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nếu bạn uống hơn 10 cốc cà phê sữa mỗi ngày khi mới sinh em bé; bạn sẽ cảm nhận được một số phản ứng khác lạ của bé như: dễ cáu gắt, ngủ ít, hay quấy khóc,…
Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh thường sẽ tiêu thụ caffeine chậm hơn so với những trẻ đã lớn. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thấy tác động của caffeine lên trẻ bằng việc quan sát các phản ứng của bé.
Ngoài ra, sẽ có một số trẻ nhạy cảm với caffeine hơn những trẻ khác. Nếu bạn thấy trẻ gặp phải những triệu chứng xấu, hãy cân nhắc việc giảm tiêu thụ lượng caffeine; hoặc không uống cà phê sữa cho đến khi nào bé đến thời gian tập ăn.
Mẹ đang cho con bú uống cà phê sữa có ảnh hưởng gì không ?
Dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng caffeine có trong cà phê sữa sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sữa mẹ dành cho bé. Tuy nhiên, đấy là với trường hợp mẹ uống một lượng caffeine vừa đủ.
Việc uống quá nhiều caffeine cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng đến mẹ; gây ra những cảm giác tiêu cực như khó chịu, hồi hộp, bồn chồn,….
Cùng với đó, caffeine còn có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ nghiêm trong hơn. Như khiến các mẹ bị khó ngủ, đi tiểu nhiêu lần, đau dạ dày, nhịp tim tăng cao,…
Các mẹ có nên vắt sữa sau khi uống cà phê
Thực tế chỉ ra rằng, việc vắt sữa rồi lưu trữ lại giúp duy trì được nguồn cung cấp sữa, khi bạn không muốn cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không làm loại bỏ các chất như caffeine có trong trà hoặc rượu ra khỏi sữa. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải chờ lượng caffeine trong cơ thể chuyển hóa tự nhiên ra khỏi sữa mẹ.
Đang cho con bú uống cà phê sữa được không, có an toàn không ?
Nếu bạn đang lo lắng rằng bé có thể vô tình hấp thụ caffeine từ sữa mẹ. Hãy lưu ý một điều rằng, lượng caffeine trong sữa mẹ sẽ đạt mức cao nhất từ 1 – 2 giờ sau khi bạn uống cà phê.
Nhằm giảm nguy cơ để bé hấp thụ lượng caffeine quá nhiều; bạn hãy chỉ nên uống một tách cà phê sữa trước khi cho bé ăn. Nếu như hơn 2 giờ bạn cho bé bú một lần; thì bạn nên uống cà phê khi mà đã cho bé bú xong.
Có bao nhiêu caffeine trong cà phê
Lượng caffeine trong cà phê sẽ không giống nhau. Bởi điều này tùy thuộc vào lượng cà phê mà bạn pha; hay sự khác biệt giữa các nhãn hiệu, thời gian sản xuất cùng nhiều những yếu tố khác.
Hàm lượng caffeine có trong cà phê có thể dao động từ 30 – 700mg. Sự khác nhau sẽ tùy thuộc vào độ lớn của ly cà phê; cũng như loại cà phê mà bạn đang uống.
Thực phẩm và đồ uống nào chứa caffeine
Đồ uống chứa caffeine phổ biến nhất chúng ta thường uống chính là cà phê. Lượng caffeine trong mỗi khẩu phần cà phê mà chúng ta uống là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại hạt cà phê, cách rang, ủ và chế biến. Quan trọng nhất là kích thước của tách cà phê mà bạn uống.
Tuy nhiên, cà phê không phải là nguồn cung caffeine duy nhất mà chúng ta thường hấp thụ. Ngoài cà phê còn có rất nhiều những loại đồ uống chứa caffeine khác mà chúng ta thường gặp hằng ngày, chẳng hạn như: Trà, nước tăng lực, socola,…
Ngoài ra, caffeine còn xuất hiện trong một số sản phẩm thảo dược và những loại thuốc không được kê đơn. Trong đó, bao gồm cả những loại thuốc chữa đau đầu, cảm lạnh và các chứng dị ứng.
Dưới đây là lượng caffeine trong thực phẩm và các loại đồ uống thường gặp mà bạn có thể tham khảo:
Cà phê | Lượng | Caffeine |
Cà phê, pha máy thông thường | 230 ml | 95 -200 mg |
Cà phê Starbucks pha máy | 460 ml | 211 mg |
Cà phê latte, misto hoặc cappuccino (Starbucks) | 460 ml | 150 mg |
Cà phê latte, misto hoặc cappuccino (Starbucks) | 350 ml (nhỏ) | 75 mg |
Cà phê espresso (Starbucks) | 30 ml | 75 mg |
Cà phê espresso (thông thường) | 30 ml | 64 mg |
Cà phê hạt hoà tan thông thường | 1 muỗng cà phê | 31 mg |
Trà | Lượng | Caffeine |
Trà đen pha máy | 230 ml | 47 mg |
Trà xanh pha máy | 230 ml | 25 mg |
Trà đen tách caffeine | 230 ml | 2 mg |
Starbucks Tazo Chai Tea latte | 460 ml | 95 mg |
Trà hoà tan không đường | 1 muỗng cà phê | 26 mg |
Trà Snapple | 460 ml | 42 mg |
Trà Lipton | 350 ml | 5 mg |
Nước giải khát | Lượng | Caffeine |
Coke | 350 ml | 35 mg |
Diet Coke | 350 ml | 47 mg |
Pepsi | 350 ml | 38 mg |
Diet Pepsi | 350 ml | 36 mg |
Jolt Cola | 350 ml | 72 mg |
Mountain Dew | 350 ml | 54 mg |
7-up | 350 ml | 0 mg |
Sprite | 350 ml | 0 mg |
Những cách giúp mẹ thêm tỉnh táo mà không cần uống cafe
Thường các bà mẹ sau sinh sẽ gặp khó khăn khi cố ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Điều này gây nên sự thiếu tỉnh táo và suy giảm năng lượng hằng ngày.
Chính vì vậy, nhiều bà mẹ đã tìm đến cà phê để có thêm sự tỉnh táo và bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, việc lạm dụng uống cà phê sữa có thể sẽ làm tình hình của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Các mẹ có thể tham khảo thêm một số cách để bổ sung năng lượng ngoài cà phê, cũng như giúp tăng cường lượng sữa cho con bú.
Uống nhiều nước
Việc mất nước hoặc uống không đủ nước hằng ngày sẽ khiến cơ thể các mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Bởi vậy, nên bạn cần tăng cường việc uống nước thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ nước để duy trì đầu óc tỉnh táo và có sức sống hơn.
Vận động cơ thể
Tập thể dục là một trong những phương pháp hiệu quả khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tham khảo một số video hướng dẫn tập luyện trên mạng.
Việc tập luyện sẽ giúp cơ thể tăng cường endorphin và làm giảm đi sự căng thẳng. Qua đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng là điều rất quan trọng với những mẹ bỉm sữa sau khi sinh; nhất là trong thời kỳ đang cho con bú.
Mặc dù có nhiều những mức khuyến khích khác nhau. Nhưng tốt nhất bạn nên bổ sung khoảng 500 calo ở mỗi bữa ăn trong ngày.
Giảm bớt danh sách việc cần làm
Bạn nên lập một danh sách những việc ưu tiên cần làm. Bỏ bớt đi những việc không quan trọng; để cơ thể có thể sản xuất tối đa năng lượng cho bản thân cũng như em bé.
Năm đầu tiên của trẻ là khoảng thời gian đặc biệt cần lưu ý. Bởi trẻ thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng tới cả những năm tháng phát triển sau này.
Gặp gỡ, trò chuyện cùng gia đình và bạn bè
Có nhiều trường hợp các mẹ tự cô lập bản thân sau khi sinh em bé; đặc biệt là với những trẻ thường quấy khóc. Điều này khiến bạn dành hết thời gian cho em bé và không thể tập trung cân bằng cuộc sống xung quanh.
Vào những lúc như thế này, bạn hãy ra khỏi nhà và trò chuyện cùng người thân trong gia đình hay bạn bẻ. Việc chia sẻ những câu chuyện với người khác sẽ giúp bạn cải thiện được tâm trạng một cách đáng kể.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề “cho con bú uống cà phê sữa được không”. Như vậy là việc hấp thụ một lượng caffeine vừa đủ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế việc lạm dụng uống cà phê sữa; bởi chúng có thể gây nên những tác dụng không mong muốn.