Phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse đang được triển khai và ứng dụng ngày càng rộng rãi; tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản của Việt Nam.
Đây là một bước tiến mới giúp gia tăng tỉ lệ thành công của những ca thụ tinh trong ống nghiệm. Hãy cùng Tuti Health tìm hiểu về việc ứng dụng công nghệ mới này trong điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay.
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF, nuối cấy phôi là một giai đoạn quan trọng; đóng vai trò quyết định đến khả năng thụ thai thành công. Thay vì nuôi cấy phôi theo phương pháp thông thường; phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse mang lại nhiều ưu điểm và hiệu quả vượt trội.
Tìm hiểu về quy trình nuôi cấy phôi
Các chuyên gia sinh sản nhận định, nuôi cấy phôi bằng công nghệ time-lapse là phương pháp hiện đại và tiến bộ trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Hiện nó đang được ứng dụng rộng rãi tại Châu Âu, Mỹ và nhiều nước phát triển.
Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đang được một số bệnh viện thực hiện thành công. Nhưng trước khi tìm hiểu về công nghệ nuôi cấy phôi mới này; chúng ta hãy tìm hiểu về quy trình nuôi cấy phôi như thế nào nhé.
Quy trình nuôi cấy phôi sẽ kéo dài trong khoảng thời gian là từ 5 – 6 ngày. Trứng khi đã được thụ tinh thành công sẽ phát triển thành phôi.
Để phôi có được sự phát triển tốt nhất; phải tạo một môi trường đặc biệt để nuôi cấy phôi. Môi trường nuôi cấy phôi sẽ được thay đổi tuần tự; từ khi bắt đầu nuôi đến khi hình thành túi phôi. Những yếu tố cần được thay đổi và điều chỉnh trong suốt quá trình nuôi cấy bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, số lượng khí gia, độ PH.
Để có thể lựa chọn được những phôi phát triển tốt nhất. Các bác sỹ chuyên gia phải thực hiện quan sát; phân tích và đánh giá quá trình nuôi cấy phôi.
Những phôi đạt chất lượng tốt nhất sẽ được chọn; để đưa vào ống dẫn trứng hoặc tử cung của người vợ. Khi phôi thai được nuôi cấy đến giai đoạn phân chia 4 đến 8 tế bào; thì được đưa vào ống dẫn trứng.
Trường hợp phôi thai được nuôi cấy đến giai đoạn phân chia 60 đến 200 tế bào. Thì sẽ được chuyển vào cổ tử cung để phôi tiếp tục phát triển thành thai nhi.
Trong suốt quy trình nuôi cấy phôi, các thiết bị máy vi tính, kính hiển vi, camera quan sát…; sẽ hỗ trợ việc đánh giá và phân tích chất lượng phôi. Quá trình theo dõi đánh giá giúp chuyên gia dự đoán các giai đoạn phát triển của phôi. Đồng thời phát hiện những phôi có dấu hiệu bất thường trong cấu trúc di truyền.
Có thể khẳng định rằng, quá trình nuôi cấy phôi mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ngày nay, phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse sẽ giúp tăng khả năng tồn tại độc lập của phôi trong tử cung hay ống dẫn trứng; khi quá trình chuyển phôi hoàn thành.
Phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse là gì ?
Phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse là việc ứng dụng hệ thống kinh hiển vi và camera ghi hình liên tục; trong suốt thời gian nuôi cấy phôi. Nhằm tăng khả năng quan sát, đánh giá, phân tích và tiên lượng chất lượng phôi. Từ đó để lựa chọn phôi có khả năng làm tổ cao; trước khi chuyển phôi vào tử cung hay ống dẫn trứng của người phụ nữ.
Từ trước đến nay, công nghệ tủ nuôi cấy phôi đã phát triển qua ba giai đoạn: từ tủ nuôi cấy lớn một cửa; đến tủ nuôi cấy nhiều ngăn; và tiến bộ nhất là tủ nuôi cấy nhiều ngăn, tích hợp hệ thống camera và kính hiển vi soi ngược (công nghệ Time-lapse).
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra: tỉ lệ phôi nang bình thường và phôi nang tốt trong tủ Time-lapse; có tỷ lệ cao hơn so với nuôi cấy phôi thông thường trong tủ nhiểu ngăn.
Đồng thời, kết quả nuôi cấy phôi trong tủ Time-lapse cải thiện tỷ lệ có thai. Hạn chế được những tình trạng sẩy thai, tử sản…
Trong phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse, mỗi phôi sẽ được nuôi cấy riêng biệt. Hệ thống camera sẽ ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phân chia phôi.
Nhờ vậy mà các chuyên viên phôi học sẽ có được sự phân tích và đánh giá chính xác nhất. Đặc biệt, tủ nuôi cấy phôi Time-lapse được mô phỏng như tử cung của người mẹ.
Kỹ thuật nuôi cấy phôi bằng time-lapse được thực hiện như thế nào?
Như chúng ta đã biết, trong quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF; trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp ngoài cơ thể và tạo thành phôi. Tủ nuôi cấy phôi chính là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng phôi.
Tủ cấy được thiết kế để tạo không gian che chở và tạo điều kiện môi trường tốt nhất; để cho noãn và phôi phát triển an toàn, khỏe mạnh.
Điểm đặc biệt của Tủ nuôi cấy time – lapse chính là có những ô nuôi cấy riêng biệt. Có sự hỗ trợ của hệ thống camera giám sát và kính hiển vi kết nối với máy vi tính.
Từ đó, dù không mở cửa tủ thì các chuyên gia vẫn có thể theo dõi; nắm bắt được các giai đoạn phát triển phôi. Trong khi, với tủ nuôi cấy truyền thống; các chuyên viên phôi học phải đưa phôi ra ngoài tủ cấy để kiểm tra.
Điều này có ý nghĩa duy trì môi trường ổn định để phôi phát triển; mà không chịu bất cứ tác động nào từ bên ngoài.
Trong tủ nuôi cấy, môi trường là vô cùng quan trọng. Từ thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ, áp suất thẩm thấu, độ PH; luôn cần được điều chỉnh phù hợp. Nhiệt độ và nồng độ không khí trong tủ; cũng là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bình thường của phôi.
Thời gian nuôi cấy phôi ngoài cơ thể là từ 5 – 6 ngày; tính từ thời điểm trứng và tinh trùng kết hợp với nhau. Nhờ vào quá trình nuôi cấy phôi bằng time-lapse; những phôi chất lượng nhất sẽ được chuyển vào tử cung (hoặc buồng trứng) của người vợ. Hoặc để trữ đông phục vụ những lần chuyển phôi sau.
Khi ứng dụng công nghệ cấy phôi time – lapse, tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm sẽ cao hơn nhờ đã loại bỏ được phôi có dấu hiệu bất thường. Đồng thời, phương pháp này giúp tránh việc sử dụng phôi dự đoán dẫn đến tình trạng làm tổ kém hoặc có nguy cơ biến chứng sau khi làm tổ và phát triển sau này.
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi hiện được ứng dụng hiện nay
Phôi là mầm sống nhỏ bé đầu tiên, hệ thống tủ nuôi cấy phôi phải tạo được những điều kiện tốt. Để nuôi dưỡng phôi cho đến khi mầm sống này được chuyển đến với cơ thể mẹ.
Ngoài phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse; thì trước đây cũng đã có những hệ thống nuôi cấy hiện đại khác được ứng dụng phổ biến.
Tủ nuôi cấy buồng lớn
Đây là loại tủ nuôi cấy phôi truyền thống được sử dụng từ lâu tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Thiết kế của tủ chỉ có duy nhất một buồng cấy chính.
Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống cấp khí và màng lọc chuyên biệt. Mặc dù trong tủ tạo được môi trường đồng nhất; nhưng lại có hạn chế là dễ thoát khí, thao tác mở tủ khiến thời gian khôi phục lâu.
Tủ nuôi cấy nhiều ngăn
Là loại tủ được thiết kế với nhiều ngăn riêng biệt. Giúp khắc phục được hạn chế của tủ nuôi cấy buông lớn; phục hồi khí và nhiệt độ nhanh. Hoạt động mở một ngăn tủ sẽ đảm bảo không tác động đến môi trường ở các ngăn tử còn lại.
Tủ nuôi cấy time-lapse
Là ứng dụng một công nghệ mới với loại tủ nhiều ngăn; tích hợp camera tự động và kính hiển vi tại mỗi ngăn tủ. Giúp chuyên viên phôi học dễ dàng ghi nhận thông tin của hợp tử và phôi mà không cần mở cửa tủ. Đảm bảo môi trường trong tủ luôn ổn định.
Những ưu điểm vượt trội của phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse
Có thể nói phương pháp nuôi cấy phôi time-lapse có nhiều đặc điểm ưu việt. Quá trình sàng lọc, phân tích và đánh giá phôi được thực hiện qua máy tính; đảm bảo tính chuẩn xác và liên tục.
Hãy cùng điểm qua những ưu điểm, tính năng vượt trội của kỹ thuật time-lapse; trong quy trình IVF hiện nay như thế nào nhé.
Tạo điều kiện tốt nhất cho phôi sinh trưởng và phát triển
Như đã nói ở trên, kỹ thuật time-lapse giúp các chuyên viên phôi học theo dõi; đánh giá sự phát triển của phôi. Mà không cần đưa phôi ra ngoài tử cấy.
Hệ thống kính hiển vi soi ngược và hệ thống camera trong mỗi buồng tủ; đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích, đánh giá này. Nhiều hình ảnh của phôi sẽ được ghi lại trong từng khoảng thời gian cụ thể và chi tiết nhất.
Quá trình theo dõi phôi theo phương pháp này; được thực hiện sau cánh cửa đóng kín nơi tủ nuôi cấy. Chính vì vậy, time-lapse là kỹ thuật không xâm lấn; phôi không bị tác động, can thiệp trong suốt quá trình nuôi cấy. Nhờ vậy, môi trường trong tủ luôn có tính ổn định cao.
Cung cấp nhiều thông tin hơn cho việc đánh giá và lựa chọn phôi
Với kỹ thuật nuôi cấy phôi truyền thống, nó hạn chế việc ghi nhận thông tin về phôi. Hơn nữa, những thông tin thu được là dạng tĩnh. Do đó các chuyên viên không thể nào theo dõi được xuyên suốt quá trình phát triển của phôi. Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng phôi có thể không được chuẩn xác.
Tuy nhiên, với phương pháp nuôi cấy phôi trong time-lapse; cứ 5 – 10 phút, hình ảnh về phôi được ghi nhận đã cung cấp một lượng thông tin lớn về phôi.
Chúng ta có thể phát hiện ra những bất thường trong quá trình phân cắt của phôi. Như phân cắt ngược, phân cắt trực tiếp, đa phôi… Với time – lapse, các thuật toán thông minh được ứng dụng phục vụ lựa chọn chuyển phôi, tạo hiệu quả vượt trội.
Đặc biệt, bố mẹ có thể có được những hình ảnh, thông tin về phôi – mầm sống tương lai của đứa trẻ, nhờ công nghệ time-lapse. Trong hỗ trợ sinh sản, đây có thể là những tác động có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân.
Khi được xem những thước phim ý nghĩa về quá trình phát triển “những đứa con” của mình. Bố mẹ sẽ được tiếp thêm động lực để có thể thực hiện thành công IVF.
Đó là toàn bộ những thông tin về phương pháp nuôi cấy phôi bằng time-lapse. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm kiến thức cần thiết, trong hành trình tìm con của mình.