Suy buồng trứng sớm do nguyên nhân gì và cách điều trị ra sao

Suy buồng trứng sớm gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và chức năng sinh sản ở nữ giới. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp kịp thời là rất cần thiết.

Suy buồng trứng sớm là gì?

Buồng trứng là cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng về thụ tinh cũng như sinh sản ở nữ giới. Ngoài ra, chức năng của buồng trứng còn là sản xuất các hormone sinh sản của nữ là estrogen và progesterone.

Suy buồng trứng sớm là hiện tượng ngừng hoạt động chức năng của buồng trứng; thường xảy ra ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước độ tuổi 40. Đây có thể là vấn đề xuất phát từ nguyên do bẩm sinh; cũng có thể khởi phát ngay từ tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do nồng độ hormone estrogen sụt giảm. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng; và gây nguy cơ chức năng buồng trứng bị suy giảm.

Nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm
Nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm

Bạn có thể nhận biết mình có bị mắc phải căn bệnh này hay không qua những biểu hiện sau:

  • Kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có một lần. Kinh nguyệt ít, thậm chí không có kinh.
  • Kèm theo nhiều triệu chứng tương tự mãn kinh như: dễ bốc hỏa, ra mồ hôi về đêm, dễ kích động; giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo…
  • Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu quá nhiều.
  • Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm cho thấy trứng nhỏ không phát triển.
  • Xét nghiệm kiểm tra nồng độ estrogen giảm.

Nguyên nhân khiến chức năng buồng trứng suy giảm

Sự thay đổi, sụt giảm nồng độ hormone estrogen là một trong những nguyên do hàng đầu gây . Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nguyên do dẫn đến sự thay đổi này.

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây suy buồng trứng sớm:

  • Do nhân tố miễn dịch: Các bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn có thể đi kèm với suy buồng trứng sớm.
  • Nguyên nhân gây bệnh đến từ việc điều trị các bệnh khác:Trường hợp phải cắt bỏ hai bên hoặc một bên buồng trứng; có thể khiến cho chức năng của buồng trứng bị rối loạn. Kết quả là chức năng buồng trứng bị suy giảm trước 40 tuổi.
  • Suy buồng trứng tự phát: bị tắt kinh đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề về chức năng của buồng trứng. Thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
  • Nhiễm virus: Những loại virus gây bệnh như virus herpes simplex (HSV), virus gây ra bệnh quai bị… có thể gây viêm buồng trứng. Hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn thương buồng trứng; gây suy giảm chức năng của buồng trứng.
  • Giảm cân quá mức: Giảm cân quá mức khiến lượng chất béo bên trong cơ thể bị giảm nhanh. Dẫn đến ảnh hưởng tới lượng estrogen trong cơ thể; rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, buồng trứng bị suy sớm.
  • Thói quen sống không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Do áp lực tinh thần quá lớn: Tình trạng căng thẳng quá mức, lâu dần có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể; làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm, giảm hormone estrogen.

Suy buồng trứng sớm có nguy hiểm không ?

Hiện tượng suy buồng trứng sớm chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.

Tuy nhiên, vẫn có những người bị mắc căn bệnh này vẫn có thai tự nhiên. Vì đôi khi, với những bệnh nhân này, hoạt động của buồng trứng không liên tục và khó dự đoán trước.

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm. Bạn còn cần nắm rõ những nguy cơ; cũng như biện pháp phòng ngừa, điều trị.

Suy buồng trứng sớm có nguy hiểm không
Suy buồng trứng sớm có nguy hiểm không

Ảnh hưởng từ việc chức năng buồng trứng suy giảm

Một số vấn đề nguy cơ có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm bao gồm:

  • Các triệu chứng của thiếu hụt estrogen: bao gồm nóng bừng mặt do vận mạch; khô âm đạo, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi. Thay đổi tâm lý, tất cả triệu chứng này đều có thể đáp ứng điều trị bằng estrogen.
  • Loãng xương: thường gặp ở phụ nữ trẻ, vì những bệnh nhân này có các rối loạn chức năng buồng trứng; trước khi họ đạt được đỉnh khối xương ở người trưởng thành. Phụ nữ bị suy giảm chức năng buồng trứng; có tỷ lệ gãy xương do loãng xương cao.
  • Suy giảm chức năng nội mô: tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong; có thể liên quan đến rối loạn chức năng nội mô.
  • Ham muốn tình dục giảm sút.
  • Suy giảm trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dưới 43 tuổi; đã cắt cả 2 buồng trứng và không được điều trị thay thế estrogen. Có nguy cơ gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.

Đặc biệt, việc chức năng buồng trứng bị suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con; thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Một số trường hợp phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản; xin trứng để mang thai.

Kinh nghiệm chữa suy buồng trứng sớm

Hiện nay, có một số loại thuốc điều trị suy buồng trứng sớm với tác dụng tăng cường hormone estrogen nhằm cân bằng nội tiết tố buồng trứng, kích thích và thúc đẩy buồng trứng hoạt động. Các  hormone estrogen được tăng cường giúp tái tạo hoạt động của các tuyến cổ tử cung, bài tiết dịch nhầy để đảm bảo độ ẩm của cơ quan sinh dục, từ đó, tăng cường chức năng sinh lý, ham muốn tình dục.

Một số phương pháp cải thiện và phòng ngừa việc suy giảm chức năng buồng trứng được áp dụng bao gồm:

  • Dùng thuốc bổ sung hormone estrogen theo chỉ định của bác sĩ
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa hormone sinh dục nữ như isoflavone, estrogen có trong: Đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, mè, đu đủ, trái anh đào, …
  • Tránh bị căng thẳng, quá áp lực, thay vào đó nên thư giãn, để tinh thần luôn được thoải mái.
  • Áp dụng một số biện pháp giúp hỗ trợ và kích thích khi quan hệ như chất bôi trơn, thay đổi các tư thế quan hệ khác nhau, …

Đó là toàn bộ những thông tin về bệnh suy buồng trứng sớm cũng như kinh nghiệm chữa suy buồng trứng hiệu quả. Mong rằng với những thông tin trên các bạn đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe.