Chướng bụng sau chuyển phôi có phải dấu hiệu mang thai không ?

Chướng bụng sau chuyển phôi là một trong những biểu hiện mà các mẹ rất dễ gặp; trong quá trình thụ tinh ống nghiệm. Vậy nó nói lên điều gì ?

Quá trình chuyển phôi ?

Rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm đã tìm đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm; với mong mong ước được trở thành người cha người mẹ của mình. Đây là cả một quá trình dài với nhiều công đoạn khác nhau; trong đó chúng ta có thể chia thành 2 bước cơ bản gồm có:

Quá trình chuyển phôi trong thụ tinh ống nghiệm
Quá trình chuyển phôi trong thụ tinh ống nghiệm

Trước tiên, để việc thụ thai diễn ra thành công thì trứng và tinh trùng cần phải gặp được nhau. Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, quá trình gặp gỡ này sẽ diễn ra bên ngoài cơ thể của nữ giới. Cụ thể là ở trong phòng thí nghiệm đặc biệt, với môi trường chất lỏng nhân tạo.

Chuyển phôi chính là bước tiếp theo của quy trình thụ tinh ống nghiệm. Phôi thai sau khi được tạo thành sẽ được bảo quản trong 48 tiếng; trước khi được đưa vào bên trong tử cung người phụ nữ để làm tổ.

Nhằm giúp tỉ lệ thụ thai thành công tăng lên; bác sĩ có thể chuyển 2-3 phôi vào tử cung một lần.

Thông thường, người ta sẽ thực hiện quy trình này sau khi người vợ tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Hoặc có thể tiến hành sau khoảng 2-3 ngày kể từ ngày rụng trứng của người phụ nữ. Điều này nhằm mục đích giúp phần nội mạc tử cung chắc chắn hơn; nhờ đó việc phôi thai vào làm tổ ở đây cũng trở nên thuận lợi hơn.

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai ?

Người phụ nữ có thể cảm nhận thấy nhiều dấu hiệu khác thường sau khi chuyển phôi. Đặc biệt trong đó có biểu hiện chướng bụng sau chuyển phôi. Điều khiến các chị em phân vân không biết có phải mình đã mang thai rồi hay chưa.

Sau khi chuyển phôi khoảng 1-2 tuần là chị em có thể xác định được sự thành bại của cả quá trình; thông qua các biểu hiện thường thấy như đau tức ngực, vùng bụng dưới đau nhói, chướng bụng sau chuyển phôi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu trong người…

Theo đó, nếu phôi thai làm tổ thất bại trong tử cung; chị em sẽ không cảm nhận thấy bất kì biểu hiện nào cho thấy mình đang mang thai. Kể cả dấu hiệu chướng bụng sau chuyển phôi.

Chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai không
Chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai không

Cảm giác chướng bụng, đau tức bụng dưới

Sau khi quá trình chuyển phôi được thực hiện, phôi thai sẽ di chuyển khắp nơi trong tử cung; nhằm lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để làm tổ.

Cũng trong thời gian này, phôi thai sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Nhiều chị em có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nặng bụng dưới, cảm giác như bị kiến cắn ở bụng dưới, thi thoảng lại nhói lên.

Cảm giác bị chướng bụng sau chuyển phôi không phải là hiếm gặp ở những người phụ nữ làm thụ tinh ống nghiệm.

Cho dù vẫn chưa đủ yếu tố cần thiết để khẳng định chắc chắn rằng chị em đã mang thai. Thế nhưng nó cũng là dấu hiệu có thai sớm nhất mà những bà mẹ tương lai nên để ý.

Khoảng thời gian này là rất nhạy cảm, bởi vậy chị em cần cẩn thận trong đi lại. Tuyệt đối không nên vận động mạnh, không nên lên xuống cầu thang nhiều. Và đặc biệt chuyện vợ chồng thời gian này là không nên. Hãy đảm bảo tất cả những lưu ý trên để phôi thai bám chắc vào thành tử cung nhé.

Những biểu hiện có thai sau chuyển phôi khác

Chướng bụng sau chuyển phôi chỉ là một trong rất nhiều biểu hiện mà người phụ nữ gặp phải khi làm thụ tinh ống nghiệm. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khác mà chị em nên quan tâm.

Bị căng tức ngực sau chuyển phôi

Cảm giác đau tức vùng ngực có thể xuất hiện sau khi chuyển phôi; đây được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất.

Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu này đến tự việc hormone nữ tăng cao khi người phụ nữ mang thai. Điều này cũng xuất hiện ở những người mẹ mang thai tự nhiên.

Chị em sẽ phải chịu sự đau tức ngực này trong vài tuần đầu; sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần. Tuy nhiên, chúng sẽ trở lại vào khoảng thời gian nửa sau của thai kỳ; thời điểm mà các tuyến sữa phát triển mạnh và đè nén lên các dây chằng hỗ trợ.

Một số dấu hiệu có thai sau chuyển phôi khác
Một số dấu hiệu có thai sau chuyển phôi khác

Cảm giác mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng 

Dấu hiệu này cũng tương tự như các mẹ mang thai tự nhiên; và gần như tất cả phụ nữ mang thai đều gặp phải.

Cũng vì sự thay đổi đột ngột của hàm lượng hormone nữ giới trong cơ thể; mà các mẹ cảm thấy cơ thể mệt mỏi khó chịu, đầu óc đau nhức.

Cùng với đó, để có thể sản sinh ra đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của phôi thai; cơ thể người mẹ sẽ phải hoạt động với hơn 100% khả năng. Vì thế năng lượng tiêu tốn cũng nhiều hơn; dẫn đến việc các mẹ chịu mệt mỏi nóng bức nhiều hơn.

Thói quen ăn uống của chị em sẽ thay đổi rất nhiều trong thời gian này. Những món ăn ưa thích trước đây có thể khiến các mẹ cảm thấy sợ; thay vào đó lại thèm ăn những món mà trước đây không hề thích.

Nhiều mẹ có cảm giác đói rất nhanh, thèm ăn và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, trở nên kén ăn hơn, ăn không ngon miệng và cơ thể thì mệt mỏi. Có một điểm chung mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải; đó chính là thèm ngủ. Các mẹ có thể nằm nghỉ nguyên cả buổi đấy.

Bị ra huyết trắng

Sau khi đi vào tử cung, phôi thai sẽ di chuyển khắp nơi để tìm chỗ làm tổ. Quá trình này có thể khiến cho lớp niêm mạc tử cung gặp phải các thương tổn; dẫn đến việc chị em bị chảy máu “cô bé”.

Trong 1-2 ngày, chị em có thể quan sát thấy sự xuất hiện của một vài giọt máu nhạt.  Kèm theo đó, cũng bởi hàm lượng hormone nữ cao hơn bình thường; vì thế các mẹ cũng sẽ gặp đôi chút phiền toái do cô bé trở nên ẩm ướt hơn.

Chậm kinh

Bị lỡ kỳ là biểu hiện nhiều chị em gặp nhất bên cạnh chướng bụng sau chuyển phôi. Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng, có thể khẳng định đến 90% về việc mang thai của bạn rồi. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì chị em vẫn cần theo dõi thêm một số dấu hiệu khác nữa.

Một số thay đổi nhỏ khác

Ngoài những dấu hiệu rõ ràng đã nêu trên, chị em có thể nhận biết thông qua một vài thay đổi nhỏ, ít gặp hơn như:

  • Cảm giác thèm ngủ, ngủ nhiều hơn, không tập trung suy nghĩ gì được sau 1-2 tuần kể từ ngày chuyển phôi.
  • Cảm xúc thay đổi lẫn lộn, dễ cáu gắt và hay buồn bực.
  • Cô bé trở nên ẩm ướt khiến chị em thường có cảm giác ngứa ngáy vùng kín.

Những lưu ý để tránh chuyển phôi bị thất bại

  • Chị em sẽ có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần hơn sau khi thực hiện quá trình chuyển phôi. Bởi vậy, hãy nhớ đi lại làm sao nhẹ nhàng nhất nhé. Khi đi vệ sinh cũng không nên ngồi xổm; hãy sử dụng bệ xí bệt hoặc ngồi bô.
  • Vệ sinh cô bé thật sạch sẽ, thay đồ lót thường xuyên. Lưu ý rằng không được thụt rửa sâu bên trong đâu nhé. Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất, và kể cả thảo dược cũng nên loại bỏ.
  • Nếu không may bị táo bón thời điểm chuyển phôi; phôi thai có thể bị rơi ra khỏi tổ khi các chị em cố gắng rặn ép. Bởi vậy, việc chăm sóc bản thân tránh tình trạng táo bón rất quan trọng. Hãy cố gắng ăn nhiều rau và hoa quả hơn. Các loại trái cây như chuối, quýt, cam khoai lang… rất tốt trong việc ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, các bạn hãy chú ý uống đủ nước nữa nhé.
  • Ho nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến hành trình làm tổ của phôi thai. Vì thế các mẹ hãy giữ gìn sức khỏe bản thân thật tốt; đặc biệt là trước và sau khi chuyển phôi nhé.
  • Thư giãn đầu óc, tránh cáu gắt buồn bực.
  • Nếu có thói quen uống cà phê hay các loại chất kích thích khác thì cần dừng ngay lại. Bởi chúng có thể khiến phôi thai khó bám vào thành tử cung hơn bình thường.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong chướng bụng sau chuyển phôi có phải mang thai không. Cũng như một số dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi khác rồi.